Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2017

Sơn mài của Hoàng Ngọc Lượm

Hình ảnh
Tại triển lãm Địa đàng của tác giả Hoàng Ngọc Lượm khai mạc ở TP Huế chiều tối 27-2, nhiều người ngạc nhiên bởi sự mới mẻ mà các sản phẩm  tranh sơn mài  mang lại.    37 sản phẩm mỹ thuật ứng dụng dùng chất liệu sơn mài với hình thức trình bày cây, hoa, lá cành khá gần gũi và bắt mắt. Đó là những “cây  sơn mài ” trên đó họa hình những bức tranh trông vui nhộn... Đó là những tấm gương soi, những hộp mỹ phẩm, những ống bút, ống đũa bằng tre... được tác giả họa những bức tranh sơn mài sinh động. Tác giả Hoàng Ngọc Lượm năm nay 32 tuổi, chưa từng qua trường lớp về nghệ thuật sơn mài. Sơn mài đến với anh bằng sự đam mê từ nhỏ, anh xin học nghề tại một số xưởng sơn mài của các họa sĩ ở Huế và thực hành trong nhiều năm trời. Các sản phẩm trong triển lãm được chọn lọc từ kết quả của 5 năm làm việc. Theo họa sĩ Nguyễn Đức Huy (Trường ĐH Nghệ thuật Huế) , sơn mài của Hoàng Ngọc Lượm đạt được những kết quả nhất định, nhất là ứng dụng nhuần nhuyễn và bài bản kỹ thuật truyền thống, kèm th

Sơn mài dấu ấn hội họa Việt

Vào thời nhà Đinh (930-950), dân ta đã dùng mủ cây sơn để trét thuyền, rồi lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần còn giữ được nhiều cổ vật, nhiều pho tượng gỗ hay đất đều được sơn son thếp vàng... Ngày nay, Huế là nơi những vết tích và tác phẩm sơn mài cổ còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất. Từ trong kiến trúc tâm linh Năm 1925, trong một buổi làm việc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, họa sỹ Josehp Inguimberty sửng sốt trước các hoành phi câu đối sơn son thếp vàng lâu đời. Ông đề xuất ngay với thầy Victor Tardieu, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) để đưa sơn ta vào chương trình nghiên cứu và thực tập. Từ đó, chất liệu sơn mài liên tục được sáng tạo từ hai màu truyền thống là cánh gián đỏ và đen, sau này có thêm các vật liệu màu như vàng, bạc, son, then, vỏ trứng, vỏ trai... Sơn ta truyền thống, chất liệu chỉ sử dụng trong trang trí, đã trở thành một chất liệu hội họa. Có thể nhắc đến bức tranh sơn mài đầu tiên của

Người đưa sơn mài vào áo dài Việt | Sơn mài | Sơn mài cao cấp

Hình ảnh
“Tôi muốn ứng dụng nghệ thuật sơn mài truyền thống với những bước thực hiện đúng cách của các cụ ngày xưa để tạo nên những họa tiết sơn mài độc đáo trên các bộ trang phục”, nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ. Bắt đầu từ ý tưởng đó, trong suốt nhiều tháng, chị tìm đến Hạ Thái, làng nghề sơn mài nổi tiếng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nhưng làng nghề xưa nay chẳng còn mấy người làm, có người vẫn giữ nghề nhưng lại không muốn giúp chị bởi số lượng áo không nhiều, trong khi các công đoạn thực hiện thì rất vất vả. May mắn là cuối cùng, chị đã tìm được một người của dòng họ có truyền thống làm nghề sơn mài lâu đời tại làng hứng thú với ý tưởng và nhận lời giúp.   Nhà thiết kế Xuân Thu cũng tìm được người bạn cùng chia sẻ và hỗ trợ cho ý tưởng đưa  sơn mài  vào áo dài, đó là họa sĩ sơn mài Trần Hưng. Để đưa sơn mài lên áo dài, nhà thiết kế và họa sĩ thực hiện các công đoạn một cách tỉ mỉ cũng như làm một bức tranh sơn mài. Đầu tiên là tạo vó, sau đó người họa sĩ sẽ sơn sơn ta, chờ một lớp sơn kh

Yêu bằng sơn mài

Họa sĩ Lê Văn Thìn đã đến với sơn mài từ hơn 30 năm trước, còn Trần Ngọc Hưng tự nhận vẫn là “người mới” khi “kết duyên” với sơn mài cách đây 10 năm. 28 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm cho thấy hai phong cách hoàn toàn khác biệt. Lê Văn Thìn theo thuyết trung dung, không mới - không cũ trong tác phẩm. Ngược lại, Trần Ngọc Hưng lại mang đến các tác phẩm thể hiện rõ làn gió mang hơi thở cuộc sống đương đại. Trung tâm văn hóa Hàn Quốc (Hà Nội) tổ chức triển lãm này, kéo dài từ nay đến ngày 31.12 nhằm tôn vinh sơn mài Việt, đặc biệt trong bối cảnh số lượng nghệ sĩ vẽ tranh sơn mài đang ngày một ít đi. Trước đó, Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc đã đề nghị Bộ VH-TT-DL VN cùng xây dựng hồ sơ đa quốc gia trình UNESCO ghi danh nghệ thuật sơn mài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hiện Bộ VH-TT-DL đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham gia hợp tác xây dựng hồ sơ. Trong khi đó, tại TP.HCM, triển lãm Tôi và cuộc sống của họa sĩ Mai Anh Dũng đang diễn ra tại Urban Gal