Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2016

Tham quan làng nghề sơn mài truyền thống - Bình Dương

Bình Dương, trong tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn hóa làng nghề thủ công truyền thống. Sơn mài là một trong những làng nghề nổi tiếng, đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm. Từ lối chế tác cha truyền con nối, các lớp nghệ nhân luôn dày công gởi cả tâm huyết để dần hoàn thiện thành tác phẩm sơn mài nghệ thuật lừng danh, với vẽ đẹp lộng lẫy và sâu lắng. Làng Tương Bình Hiệp – chiếc nôi nghề sơn mài Bình Dương Các nghề thủ công truyền thống sơn mài, chạm khắc, đồ mộc đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ – Bình Dương, vùng được định hình và phát triển nghề chủ yếu ở thị xã Thủ Dầu Một (Chánh Nghĩa, Phú Cường, Tương Bình Hiệp, Tân An, Định Hòa). Chiếc nôi nghề sơn mài Bình Dương là làng Tương Bình Hiệp. Sơn mài Bình Dương nổi tiếng được khách hàng ưa chuộng, bởi từ nguyên liệu gỗ đến khâu cuối cùng của sản phẩm phải trải qua quá trình 25 công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi một nghệ thuật riêng tỷ mỉ và công phu. Một qui trình sơn mỗi sản phẩm phải mất từ 3 đến 6 thán

Cách tân tranh sơn mài

Hình ảnh
Nhận thấy tranh sơn mài truyền thống có nhiều bó buộc nên một số họa sĩ đã cách tân, sáng tạo thêm trên dòng tranh này. Khoảng từ năm 2008, sự cách tân bắt đầu ở các tác giả trẻ. Họ đi tìm những màu sắc mới cho tranh sơn mài như màu xanh, tím, hồng, xanh lục… là những gam màu lạnh bên cạnh những gam màu nóng quen thuộc trong sơn mài truyền thống với sắc lóng lánh của vàng bạc, cái sắc đỏ tươi tắn của son và sắc đen quyến rũ của sơn ta. Họ cũng tìm ra chất liệu mới cho tranh sơn mài đó là vẽ bằng sơn Nhật, sơn công nghiệp thay cho sơn ta; hoặc vẽ trên chất liệu đá đen… Bút pháp cũng thay đổi so với tranh sơn mài cổ điển. Thay vì mài nhẵn bóng như trước, các tác giả trẻ tạo ra các vết nhăn, sự gồ nổi các đường khối… nhằm tạo ra hiệu ứng mới cho tranh sơn mài. Mới đây, tại Hội Mỹ thuật TP HCM đã diễn ra triển lãm tranh sơn mài, trong đó có trưng bày một số tác phẩm tranh sơn mài cách tân của một số tác giả trẻ theo phong cách nêu trên. Bên cạnh sự hào hứng của công chúng yêu hội

Tranh sơn mài đích thực và bản lĩnh người họa sĩ

Trong môi trường hiện nay của hội họa hiện đại, tranh sơn mài thật, giả đang là mối quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Chúng tôi có dịp phỏng vấn họa sĩ Đoàn Văn Nguyên - Giảng viên Khoa Sơn mài - Trường Đại học mỹ thuật Hà Nội - Ủy viên Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành hội họa Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa V (Huy chương vàng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1990; Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng 2000) về tranh sơn mài nghệ thuật và về những vấn đề liên quan đến tương lai của dòng tranh này.          Hoàng Đình Tài: Thưa anh Đoàn Văn Nguyên: Là thầy giáo, họa sĩ tâm huyết với tranh sơn mài nghệ thuật. Anh có thể cho biết những lý do để anh yêu mến và dành thời gian, tiền của, công sức cho nó? Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên:  Tôi may mắn học mỹ thuật từ nhỏ (học 7 năm hệ sơ trung khi 13, 14 thổi). Những năm 1960 - 1970 ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường đại học mỹ thuật Hà Nội), tôi đã biết các họa sĩ danh tiếng như Trần Văn Cẩn, Hoàng

Quy trình vẽ tranh sơn mài

Hình ảnh
1. Nguyên liệu thô: Một sản phẩm sơn mài được kết tạo từ những nguyên liệu chính sau: + Sơn: được tạo từ cây sơn, dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó... + Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian. + Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp...  và các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm... + Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp... + Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú. 2. Sản xuất: Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân. Kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng. 2.1 Bó hom

Làng nghề sơn mài Hạ Thái

Hình ảnh
Tương truyền, nghề sơn ở Hạ Thái có từ thế kỷ 17 nhưng mới chỉ là sơn son thếp vàng để trang trí đồ thờ cúng. Đến đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, những họa sỹ Việt Nam đầu tiên học trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi, phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật, tre… và đặc biệt là đưa thêm kỹ thuật mài vào, tạo nên kỹ thuật  sơn mài  độc đáo. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài xuất hiện từ đó. Cũng trong giai đoạn này, cụ Đinh Văn Thành - giảng viên trường Mỹ thuật Đông Dương là người làng Hạ Thái đã đưa nghề sơn mài về truyền dạy cho người dân trong làng. Khi mới ra đời, sơn mài chỉ có 3 mầu: sơn then (màu đen), sơn son (màu đỏ) và sơn cánh gián (màu vàng nâu). Nhờ quá trình tìm tòi sáng tạo, các nghệ nhân làng Hạ Thái đã phát hiện ra nhiều màu mới với nhiều sắc độ khác nhau, lộng lẫy mà đằm thắm, ẩn hiện lớp lớp tầng tầng, Mầu dưới nâng mầu trên, lại tiếp những lớp bột vàng, bột bạc được rắc phủ đậm, nhạt tạo nên những sắc mầu tươi tắn lạ thường. Chất liệ

Tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển

  1. Tổng quan về tranh sơn mài Việt Nam  Để tìm hiểu về tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển, chúng tôi phải xuất phát từ nghề sơn truyền thống ở Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu nghề sơn truyền thống có từ lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Căm pu chia, Thái Lan.v.v. Ở Việt Nam có nhiều làng sơn nổi tiếng như ở phường Nam Ngư, Làng Bình Vọng, Hạ Thái, Sơn Đồng, Bối Khê, Chuôn Ngọ (Hà Nội), làng Đình Bảng (Bắc Ninh), Phường Cát Đằng (Ý Yên, Yên Tiến, Nam Định), Dương Nổ, Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn, Phú Vang (Huế), Tương Bình Hiệp - Thủ Dầu Một (Bình Dương).v.v.   - Tranh sơn cổ:  Nói đến tranh sơn mài Việt Nam chúng ta không thể không đề cập đến tranh sơn cổ. Tranh sơn cổ có thể coi là tiền thân của tranh sơn mài Việt Nam ngày nay. Hiện nay tranh tranh sơn cổ còn lại ở một số di tích, tuy không nhiều nhưng là nguồn tư liệu quý để là nền tảng nghiên cứu tranh sơn mài hiện đại Việt Nam.   - Tranh sơn mài mỹ nghệ  là một sản phẩm tiêu biể

Điểm nhấn sơn mài mỹ thuật

Hình ảnh
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản giao cho Bộ VHTT&DL chủ trì tham gia, hợp tác với Hàn Quốc và các nước có di sản văn hóa phi vật thể nghề sơn mài truyền thống xây dựng hồ sơ đa quốc gia đệ trình UNESCO để được xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhân dịp này, Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với họa sĩ Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, đơn vị tham gia tư vấn về chuyên môn trong việc xây dựng hồ sơ di sản nghề sơn mài truyền thống tại Việt Nam. Ông Vi Kiến Thành. Thưa ông, đứng ở góc độ chuyên môn, ông đánh giá sao về thực trạng nghề sơn mài truyền thống Việt Nam hiện nay, cũng như việc xây dựng hồ sơ đa quốc gia công nhận sơn mài là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ? Ông Vi Kiến Thành:  Trước hết  nếu nhìn nghề sơn mài truyền thống Việt Nam ở góc độ toàn cục gồm sơn mài mỹ nghệ và sơn mài mỹ thuật,  chúng ta đang có rất nhiều lợi thế. Với sơn mài mỹ nghệ phục vụ sản xuất sản ph

Đưa sơn mài truyền thống đến với thế giới hiện đại

Hình ảnh
Diễn ra từ ngày 15/4 đến hết ngày 2/5/2016, tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây (Hà Nội), triển lãm ảnh “Câu chuyện sơn mài Hanoia” nhằm tôn vinh những kỹ thuật sơn mài truyền thống và đương đại, qua bàn tay tài hoa của những người thợ sơn mài. Triển lãm nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức.   Với gần 20 bức ảnh màu và đen trắng, triển lãm ảnh “Câu chuyện sơn mài Hanoia” ghi lại dấu ấn của từng công đoạn sản xuất sơn mài và thể hiện một tình yêu sơn mài sâu sắc của những người thợ sơn mài Hanoia. Đặc biệt, trong buổi lễ khai mạc, khách tham quan được tận mắt chứng kiến nghệ nhân sơn mài Hanoia thể hiện sự khéo léo của mình trong công đoạn cẩn trứng hoặc dát vàng. Đây là những kỹ thuật khó, đòi hỏi tay nghề cao, sự tập trung và chú ý đến từng chi tiết của người thợ sơn mài.                                         Các nghệ nhân Hanoia cẩn trọng trong từng khâu để tạo ra một sản phẩm sơn mài ưng ý.         Thương

Nền nghệ thuật sơn mài Việt Nam qua những họa sĩ tiêu biểu

Hình ảnh
 Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1909 - 1993)  Theo ông Thái Bá Vân, với nửa thế kỷ hội họa của mình, Nguyễn Gia Trí là một trong vài ba ngôi sao sáng nhất của nghệ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam. Ông được mệnh danh là " cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Điều này càng đặc biệt ý nghĩa khi trước đó, sơn mài chỉ được sử dụng như một chất liệu trang trí truyền thống. Và mãi tới những năm 1930, với Nguyễn Gia Trí, Trần Quang Trân, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu chân trời hội họa mới mở ra với chất liệu ấy. Danh họa Tô Ngọc Vân viết: “Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí, lối sơn ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn người làm ra nó đã được nâng lên mỹ thuật thượng đẳng”. Thoạt đầu của công cuộc khai thác sơn ta, những tên tuổi như: Nguyễn Văn Quế, Tạ Tỵ, Phạm Hậu, Mạnh Quỳnh, Nguyễn Khang, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn... đều góp mặt. Phần lớn các tranh giai đoạn này trầm nặng, cổ kính, hệ thống nét tỉ mỉ, trau chuốt thiên về c