Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

Gìn giữ , phát huy nghệ thuật sơn mài | Sơn mài cao cấp | Tranh sơn mài | Sơn mài

Mỗi khi bàn về vấn đề bản sắc dân tộc, chúng ta thường nhận thấy tranh sơn mài Việt Nam là loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Đi từ nghề sơn truyền thống mỹ nghệ rồi phát triển thành nghệ thuật sơn mài, đó là nhờ vào sự phát huy, sáng tạo và gìn giữ của các thế hệ thày và trò Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Trải qua những chặng đường phát triển hơn 80 năm, nghệ thuật sơn mài trở thành chất liệu tạo hình độc lập, cùng với các chất liệu khác như sơn dầu, thuốc nước, bột màu... Chất liệu sơn mài đã tạo ra sự đa dạng và phong phú cho nền mỹ thuật đương đại Việt Nam và thế giới. Trong tình hình hiện nay, trước sự ảnh hưởng, giao thoa của các nền văn hóa cùng sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, tranh sơn mài Việt Nam đang cần có sự thay đổi về đề tài, nội dung cũng như hình thức thể hiện nhưng vẫn giữ được đặc trưng của chất liệu truyền thống. Sơn mài là chất liệu khá bền chắc, tranh giữ được lâu. Sơn mài dùng những màu truyền thống như: son, then

Nhận diện sơn mài truyền thống việt nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập | sơn mài | sơn mài cao

Từ thực tế sáng tác phong phú, đa dạng của thời kỳ có quá nhiều khúc xạ trong nghệ thuật hiện nay, một điều chúng ta nhận thấy là: Nếu như trước đây, khi tiếp xúc với những sản phẩm sơn mài ứng dụng, người nước ngoài không khỏi khâm phục kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo của quá trình chế tác cũng như sự phong phú, tinh tế trong chi tiết và kiểu dáng của mỗi sản phẩm thì ngày nay, điều đó khó tìm thấy trong phần lớn các sản phẩm; kể cả từ những làng nghề lâu năm hoặc công ty sơn mài nổi tiếng, hay trong lĩnh vực nghệ thuật hội họa. Nếu như trước đây các họa sĩ trẻ trường Mỹ thuật Đông Dương đã học tập và sử dụng kỹ thuật tạo hình, phối cảnh, màu sắc, bố cục của hội họa châu âu nhưng lại khắc họa được nét đặc sắc tâm hồn của phương Đông trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của mình, thì ngày nay, cũng với chất liệu ấy, các họa sĩ trẻ đang khoác cho nó một chiếc áo mới với đủ mọi màu sắc, xu hướng của thời đại. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng nhưng đồng thời cũng là hồi chuông báo động về

Sơn mài hiện đại Việt Nam - Một chặng đường nhìn lại

Vài nét lịch sử: Năm 1925 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời tại Hà Nội. Sơn mài Việt Nam thực sự trưởng thành mở một kỷ nguyên mới cho mỹ thuật nước nhà. Một kỹ nghệ độc đáo, mới mẻ ra đời. Thật sự công bằng khi ta phải ghi công cố họa sĩ Victor Tardien (người Pháp) tha thiết với nền văn hóa Việt Nam, ông J.Ingumbertg một giáo sư đã khuyến khích sinh viên nghiên cứu sơn mài, cùng các môn đệ như Nguyễn Gia Trí, Phạm Hầu, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân ... thành công trong việc đưa chất liệu này vào    tranh sơn mài . Trường đào tạo nhiều họa sĩ có tài, mở nhiều triển lãm tại nước nhà và ngoại quốc. Năm 1931 tại Vincennes Paris, tại La Mã 1932, tại Milan và Napler 1934, tại Bruxelles 1935, tại San Pancisco năm 1937. Ở miền Nam trường sơn mài lập ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) đều do các họa sĩ xuất thân từ Hà Nội hướng dẫn. Từ đó sơn mài phát triển mạnh trong cả 3 miền, song hành với các đồ mỹ nghệ, tác phẩm sơn mài Việt Nam là niềm kiêu hãnh, sự ngạc nhiên tán thưởng ở nhiều quốc g

Hầu đồng ảo diệu trên sắc sơn mài | Sơn mài cao cấp | Sơn mài | Tranh sơn mài

Hình ảnh
20 năm vẽ về hầu đồng Không vì việc UNESCO ghi danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12.2016 mới khiến họa sĩ Trần Tuấn Long quan tâm tới không gian của Đạo Mẫu. Cách đây hơn 20 năm, trong một lần tình cờ được xem giá đồng, anh đã bị mê hoặc bởi những khoảnh khắc chưa từng biết. “Đó là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật tổng hợp như vậy. Sự thăng hoa đã đến một cách thật tự nhiên qua các vũ điệu, nghi lễ cúng tế, trong tiếng nhạc và những bộ trang phục sặc sỡ... tất cả tạo nên sức cuốn hút diệu kỳ của tín ngưỡng dân gian này. Ngay lập tức tôi nhận thấy đây là nghệ thuật mang tính tâm linh độc đáo của dân tộc và nghĩ phải thể hiện nó trong tác phẩm của mình. Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Mẫu và lên đồng, xem nhiều buổi hầu ở các đền, phủ...” -  họa sĩ Trần Tuấn Long cho biết. Như có căn duyên và được truyền cảm xúc thăng hoa qua các giá đồng, họa sĩ Trần Tuấn Long