Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2016

Thuật ngữ Sơn Mài Việt Nam những vấn đề nghệ thuật

Hình ảnh
Theo ý kiến của họa sĩ Trần Khánh Chương thì nguyên liệu của tranh sơn mài là dùng nhựa cây sơn ta và nên đưa ra nhiều quan niệm mới hơn khi vẽ tranh ngoài các kỹ thuật đã có. Truyền thống cần được gìn giữ và phát huy nhưng nếu giữ gìn truyền thống một cách bảo thủ thì nghệ thuật sơn không thể phát triển được. Ví dụ như tranh sơn dầu, nếu chỉ dừng lại ở thời kỳ Phục Hưng, lấy tiêu chí nhẵn, phẳng thì sơn dầu không phát triển như ngày nay được. Sơn Nhật cũng là một chất liệu sơn và nên gọi tên nó là sơn Nhật. Dùng chất liệu sơn ta thì nên gọi tên là tranh sơn ta. ý kiến của họa sĩ Nguyễn Đỗ Bảo cho rằng: sơn ta từ nghệ thuật trang trí đến nghệ thuật tạo hình rồi lại trở về nghệ thuật trang trí nhưng ở tầng cao hơn và phải đẩy nghệ thuật trang trí lên tới đỉnh cao là nhiệm vụ của người họa sĩ sơn mài. Có lẽ nên gọi là tranh sơn hay sơn Phú Thọ (tức là tranh sơn ta) để phân biệt giữa chất sơn của mình với chất sơn các nước bạn. Có ý kiến lại cho rằng “lý tưởng nhất của sơn mài là mài

Tranh sơn mài Việt Nam qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Hình ảnh
Nhìn lại quá khứ, sơn mài được phát triển bắt nguồn từ nghề sơn thủ công truyền thống của Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai….vẽ trên vóc màu đen. Tuy nhiên phải đến đầu thập niên 1930, lớp họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ Đông Dương đã tìm tòi và phát hiện thêm nhiều chất liệu đặc biệt như vỏ trứng, ốc, cật tre…họ đã tìm cách đưa những chất liệu này vào kỹ thuật mài và tạo nên một kỹ thuật sơn mài mới độc đáo, rồi từ đó sáng tác nên những bức tranh sơn mài thực sự giá trị. Thuật ngữ” tranh sơn mài” cũng xuất hiện từ đó. Mặc dù tại một vài nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản…cũng có những sản phẩm sơn mài nhưng những đồ dùng hoặc vật dụng trang trí mỹ nghệ sơn mài đó hoàn toàn khác với tranh sơn mài của Việt Nam. Sự khác biệt đó nằm ở kỹ thuật sơn mài cũng như các vật liệu được sử dụng. Một đặc điểm khiến tranh sơn mài thêm hấp dẫ

Người đầu tiên khai phá tranh Mỹ thuật Sơn mài Việt Nam

Hình ảnh
HỌA SĨ NGUYỄN GIA TRÍ (1912-1993)      Vẽ tranh là phương tiện để tu tập, hội họa rất gần với tôn giáo vì nó xuất phát từ tâm con người. Bởi lẽ nghệ thuật vốn dĩ là vô cầu, vì vô cầu nên nó hướng đến một cái gì đó rất cao. Đó là châm ngôn của họa sĩ bậc thầy Nguyễn Gia Trí.      Họa sĩ Nguyễn Gia Trí sinh ngày 6 tháng 10 năm 1912, tại làng Thịnh Hào, Ngã tư Sở, Hà Nội, học sinh trường Bưởi rồi vào học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ngành hội họa năm từ 1931-1938. Thầy của ông là họa sĩ người Pháp, Inguimberty. Trong thời gian này ông đã khai phá con đường đưa sơn ta của mỹ nghệ truyền thống, sơn son thiếp vàng trở thành tranh mỹ thuật sơn mài là chất liệu hội họa bản sắc của Việt Nam. Ông qua đời ngày 26 tháng 6 năm 1993.     Một ký giả người Pháp viết về mỹ thuật Việt Nam đương thời đã nhận xét: ”Nguyễn Gia Trí có một giai đoạn ngắn dường như cố gắng làm cho sắc độ của con người, cây cối, thú vật, quần áo, phong cảnh, trong tranh ông đạt được sự chân thực hoàn hảo. Nhưng

Bức tranh sơn mài Tranh quê rao giá 7 triệu USD

Hình ảnh
    Một đoạn của bức tranh rao giá 7 triệu USD      Bức "Tranh quê" chất liệu  sơn mài  với dòng sông dát vàng dài 24m treo kín 3 mặt tường của gian phòng hơn 200m² mặt tiền phố Hàng Trống, họa sĩ Hoàng Hà Tùng quả quyết: “Tôi dám chắc, đây là bức tranh sơn mài dài nhất Việt Nam”.         Nảy ý tưởng từ năm 1993, vẽ phác thảo năm 2000 và đến năm 2004 thì hoàn thành. Tác phẩm "Tranh quê" gồm 12 bức, được xem là 12 chương trong bản giao hưởng của một đời người.         Khởi đầu là hình ảnh những đứa trẻ ngồi trên lưng trâu với những lá sen, ngó sen, cánh diều bay lơ lửng để rồi tiếp vào chương 2 - những đứa trẻ tiến vào Cửa sinh - nơi 2 cột trụ vẽ gương mặt những thế hệ đã khuất tượng trưng cho chiều dài của văn hóa Việt với những trầm tích và thăng hoa tiếp nối. Các chương sau, thông qua hành trình tới Cõi về của một kiếp người, tác giả thể hiện “sự hiểu” và quan điểm của mình về đời sống xã hội Việt như: mưu sinh, ra trận, đạo và đời, chết...         “Tôi đặc

Tranh sơn mài truyền thống tương bình hiệp

Hình ảnh
     Làng Tương Bình hiệp thuộc xã Tương BÌnh Hiệp, TX.Thủ Dầu Một, Bình Dương. Là làng tranh nổi tiếng trong và ngoài nước với các sản phẩm đẹp, đa dạng mẫu mã và chất lượng. Trải qua hơn 300 năm phát triển, nghệ thuật sơn mài của tỉnh Bình Dương đã trở thành một trong những vốn quý về mỹ thuật, thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương. Nó thực sự là dấu ấn trong đời sống của người dân nơi đây với biết bao sản phẩm, góp phần vào di sản truyền thống mỹ thuật Việt Nam. Nghề sơn mài ở Bình Dương có từ thế kỉ 18, sau quá trình di dân từ miền Trung, miền Bắc vào vùng đất mới. Sau thời gian khai khẩn đất đai, sinh cơ lập nghiệp, người dân đã thực hiện những bức tranh sơn mài đầu tiên, chủ yếu qua việc quét sơn vẽ tranh phong cảnh về cây đa, bến nước, mái đình, lũy tre làng... Từ lối sáng tác cha truyền con nối, các lớp nghệ nhân sơn mài Bình Dương đã dày công gửi gắm cả tâm huyết để dần hoàn thiện thành tác phẩm sơn mài nghệ thuật độc đáo bằng vẻ đẹp lộng lẫy và sâu lắng. Đặc biệt, sơn mài

Những bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí

Hình ảnh
Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908 tại Hà Tây. Ông được xem là họa sĩ có công rất lớn trong việc đưa kỹ thuật sơn ta truyền thống vào trong việc sáng tác tranh nghệ thuật của Việt Nam. Có thể nói, Nguyễn Gia Trí và là người dẫn đầu thời kỳ cực thịnh của sơn mài những năm 1938 – 1944. Và tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí là đỉnh cao của hội họa Việt Nam thời bấy giờ. Những bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí được vẽ chi tiết, vừa thực, vừa lung linh huyền ảo, ẩn hiện giữa các lớp sơn. Chủ đề chính trong tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí là phụ nữ và phong cảnh, đồng thời có phong cách xây dựng bố cục tranh theo hình thức bình phong, bố trí các hình tượng trên nhiều tấm rời nhau rồi ghép lại. Nói đến bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí, danh họa tranh sơn dầu Tô Ngọc Vân nhận xét: “Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí, lối sơn ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn người làm ra nó đã được nâng lên mỹ thuật thượng đẳng”. Nhà nghiên cứu Thái Bá Vân cho rằng, với nửa thế kỷ hội

Triển lãm tranh sơn mài - cuộc chơi của sắc màu, chất liệu và ý tưởng

Hình ảnh
Cánh chim đầu đàn của nhóm bảy người này là họa sĩ Nguyễn Thị Bích Trâm, một tên tuổi có uy tín trong lĩnh vực tranh sơn mài tại Sài Gòn hiện nay. Chị bày một loạt tranh sơn mài, hầu hết là tranh mới thực hiện gần đây, với tranh phong cảnh là sở trường của chị từ nhiều năm nay và tranh tĩnh vật hoa cỏ.                   Phong cảnh – tranh sơn mài Nguyễn Thị Bích Trâm       Bích Trâm lý giải: “ Tôi luôn bị cuốn hút bởi sự tĩnh lặng và yên bình trước hình ảnh ánh trăng trên những dãy núi hoặc khu rừng. Bởi từng sống ở môi trường đô thị chật chội và ồn ào nên trong tâm trí tôi luôn ẩn hiện mong ước về sự yên tĩnh. Cũng vì thế phong cảnh là chủ đề thường xuất hiện trong tranh tôi, như tìm đến một sự cân bằng trong cuộc sống với những thăng trầm”. Không óng ả bề mặt, tranh sơn mài của Bích Trâm là những hòa sắc, những mảng khối và đường nét được tác giả thể hiện cẩn trọng nhưng không quá nệ chi tiết, đem đến xúc cảm thẩm mỹ tinh tế cho người thưởng ngoạn.                 

Khôi phục 21 làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một

Hình ảnh
Làng nghề mây tre Phú Vinh là “điểm sáng” trong các làng nghề truyền thống của Hà Nội, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Khôi phục 21 làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một Ngày 18.11, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Xuân Việt ký ban hành Quyết định số 6230/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề TP.Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Theo đó, TP sẽ dành tổng kinh phí thực hiện 224,5 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách TP, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống, những bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, gia tăng đóng góp của các làng nghề Hà Nội vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của TP. Bên cạnh đó, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm, xóa

Tranh sơn mài Việt Nam qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Hình ảnh
Nhìn lại quá khứ, sơn mài được phát triển bắt nguồn từ nghề sơn thủ công truyền thống của Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai….vẽ trên vóc màu đen. Tuy nhiên phải đến đầu thập niên 1930, lớp họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi và phát hiện thêm nhiều chất liệu đặc biệt như vỏ trứng, ốc, cật tre…họ đã tìm cách đưa những chất liệu này vào kỹ thuật mài và tạo nên một kỹ thuật sơn mài mới độc đáo, rồi từ đó sáng tác nên những bức tranh sơn mài thực sự giá trị. Thuật ngữ” tranh sơn mài” cũng xuất hiện từ đó.       Mặc dù tại một vài nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản…cũng có những sản phẩm sơn mài nhưng những đồ dùng hoặc vật dụng trang trí mỹ nghệ sơn mài đó hoàn toàn khác với tranh sơn mài của Việt Nam. Sự khác biệt đó nằm ở kỹ thuật sơn mài cũng như các vật liệu được sử dụng. Một đặc điểm khiến tranh sơn mài t

Vài Suy Nghĩ Về Tính Truyền Thống Trong Tranh Sơn Mài Việt Nam Hiện Đại

Hình ảnh
                                TRẦN VĂN CẨN.  Tát nước đồng chiêm . 1985. 60,4x91,7cm Nghệ thuật sơn mài Việt Nam gần một thế kỷ đồng hành cùng các họa sĩ tâm huyết luôn tìm tòi, nghiên cứu làm giàu đẹp thêm tiềm năng lớn lao của chất liệu tạo hình độc đáo này. Từ một chất liệu trang trí cổ truyền họ đã  góp công chuyển thành chất liệu nghệ thuật. Tính truyền thống ấy càng đậm đà hơn qua bàn tay điêu luyện và yêu nghề của các nghệ sĩ nhiều thế hệ đã biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới và dân tộc làm phong phú thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại.   Từ thực tế sáng tác phong phú, đa dạng của thời kỳ có quá nhiều khúc xạ trong nghệ thuật hiện nay, một điều chúng ta nhận thấy là: Nếu như trước đây các họa sĩ trẻ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã học tập và sử dụng kỹ thuật tạo hình, phối cảnh, màu sắc, bố cục của hội họa châu Âu nhưng lại chuyên chở được nét đặc sắc cái hồn của phương Đông trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của mình đối với chất li

Tác phẩm Ướm thử “hài cô Tấm”

Hình ảnh
1. Có lần tôi nghĩ, giấy dó với nghề họa, cứ như là chiếc hài cô Tấm, làm họa sĩ Việt Nam hầu như bất kỳ ai cũng phải có lần muốn “ướm chân xỏ thử”. Không phải ai đi cũng vừa, tất nhiên. Nhưng cũng không phải duy nhất chỉ một bàn chân đặt lọt. Khác với những chất liệu như sơn dầu, sơn mài có chuyên khoa đào tạo, không trường nghệ thuật nào có “khoa tranh giấy dó” cả, chỉ là ai thích thì cứ vẽ, vậy thôi. Giấy dó không phải là điểm bắt đầu, mà nó là điểm nghỉ, ít ai lấy nó làm đích để rồi “ghi bàn” thành danh với chất liệu này như một số tên tuổi Lý Trực Sơn, Nguyễn Xuân Tiệp, Phan Cẩm Thượng… Giấy dó là phút thư giãn của những bàn tay điêu luyện hình màu, là những vần thơ nhẹ nhõm ấm màu ngà, gieo vần nhanh mà không phải kỳ cạch tẩy xóa. Nhưng giấy dó cũng không phải chỉ là giấy… như giấy thông thường. Nó cũng có những khắt khe riêng. Để thử chiếc hài tuy trông giản dị mà khó tính này, thường thấy có hai thái độ buồn cười. Một là “gọt chân cho vừa giày”. Như thế thì nó đau lắm, mà tr

Nghệ thuật chữa lành những vết thương

Hình ảnh
Giới thiệu những bức tranh của mình bằng ngôn ngữ điệu bộ - Ảnh: Q.THI                   Bởi lẽ, bốn “tác giả” của triển lãm này gồm Nguyễn Văn Tiến, Lê Xuân Lãm, Huỳnh Thị Thanh Thảo và Phan Đình Công đều là những học sinh của Trường giáo dục chuyên biệt Tịnh Trúc Gia (Huế). Trong đó, chỉ duy nhất Lê Xuân Lãm (25 tuổi) là nói được, dù khả năng diễn đạt của Lãm cũng không liền lạc lắm. Khả năng kể đầy đủ một câu chuyện đối với Lãm cũng khó.      Ngày đầu được đưa đến Tịnh Trúc Gia, Lãm được nhận xét là “hiếu động, khả năng tập trung kém”... Nhưng giờ đây, Lãm có thể nói chuyện với mọi người, hỏi thăm về kỹ thuật vẽ tranh sơn mài. Chỉ một bức tranh, Lãm nói: “Đây là bức tranh em vẽ con trâu. Em vẽ năm năm”. Dù rằng, khi nhìn vào bức tranh, chắc người xem cũng khó hình dung ra... con trâu của Lãm. “Em thích vẽ. Ngoài giờ vẽ ở Tịnh Trúc Gia, em về nhà phụ ba mẹ bán mía. Em bán mía ở phía trước Phu Văn Lâu” - Lãm nói thêm. Lê Xuân Lãm bên bức tranh vẽ con trâu trong 5 năm