Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2016

Tọa đàm tranh sơn mài Việt Nam từ truyền thống đến đương đại

Hình ảnh
Tham dự buổi tọa đàm có ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại UNESCO, Bộ Ngoại giao, Tổng thư ký Ủy ban UNESCO Việt Nam; Bà Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội; Bà Cao Thu Hà, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Hoàn Kiếm, Bà Trần Thúy Lan, Trưởng Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, cùng nhiều họa sỹ, nhà nghiên cứu và nghệ nhân sơn mài Việt Nam. Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đã mời những chuyên gia về sơn mài Việt Nam là họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức, họa sỹ Lý Trực Sơn; ông Nguyễn Đình Bảng, Trưởng Khoa Mỹ nghệ Trường Trung cấp Nghề Tổng hợp Hà Nội và Ông Đỗ Hùng Chiêu, Chủ tịch Hội Làng nghề Sơn mài Việt Nam tới tham dự và chủ trì buổi tọa đàm.  Mở đầu buổi tọa đàm họa sỹ Lý Trực Sơn và ông Nguyễn Đình Bảng đã lần lượt  giới thiệu, khái quát chung về sơn mài, nguồn gốc và nguyên liệu cũng như kỹ thuật chế tác. Ở Việt Nam, cây sơn là một cây nguyên liệu quý . Trong đó, chất sơn lấy từ cây sơn vùng Phú Thọ, Yên Bái của Việt

Khi người cầm cọ mải miết mưu sinh

Hình ảnh
Dòng tranh thị trường, tranh decor chủ yếu là tranh phong cảnh, tĩnh vật đang có sức hút bởi giá thành rẻ lại phù hợp với thị hiếu của người dân đã phần nào giúp giảm gánh nặng cơm áo cho một bộ phận sinh viên mỹ thuật. Nhiều sinh viên mỹ thuật kiếm sống bằng nghề chép tranh Xoay đủ nghề để mưu sinh Có con mắt thẩm mỹ đặc trưng của nghề nghiệp, không ít sinh viên các trường mỹ thuật coi việc thiết kế các mẫu đồ lưu niệm cho các cơ sở sản xuất cũng là một hình thức kiếm tiền chính đáng và đầy sáng tạo. Thêm một chút khéo tay cùng với tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, không ít người đã biến những ý tưởng ấy thành sản phẩm thủ công độc đáo và có sức hút trên thị trường .Từ những mảnh vải vụn xin được từ các hiệu cắt may để ghép nên những bức tranh vải độc đáo, cô chủ nhỏ Thu Huyền chia sẻ rất khiêm tốn khi được hỏi về thương hiệu hoa ghép Huyền Chi và coi đó là một cách "thổi hồn" vào những mảnh vải vụn. Tranh thủ "cày" thêm buổi tối ở các chợ đêm, đặc biệt là các ch

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về tranh sơn mài Việt Nam và Hàn Quốc

Hình ảnh
   (Ảnh minh họa: Phương Vy/TTXVN) Đây là lần đầu tiên triển lãm về tranh sơn mài giữa Việt Nam và Hàn Quốc được Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, kéo dài đến ngày 12/12.          Triển lãm lần này trưng bày 39 tác phẩm gồm 27 tác phẩm của 25 họa sỹ Hàn Quốc và 12 tác phẩm của 12 họa sỹ Việt Nam. Các tác phẩm lần này sẽ là những bức họa đa dạng khắc họa những nét đẹp của phong cảnh, chân dung và đời sống người dân hai nước. Tham dự khai mạc triển lãm lần này sẽ có sự góp mặt của 12 họa sỹ Hàn Quốc và 12 họa sỹ Việt Nam .          Nghệ thuật Ottchil (sơn mài) của Hàn Quốc chủ yếu sử dụng kỹ thuật Najeon-chil (kỹ thuật sử dụng vỏ trai, vỏ sò…) để sáng tác các tác phẩm hội họa.          Sơn Ottchil được khai thác từ cây sơn Ott-namu, một loại sơn tự nhiên, thân thiện với môi trường và không gây hại tới con người.          Ottchil có đặc tính nổi bật là chống nước, chống mối mọt, chống côn trùng và không bị biến đổi màu sắc, độ bền dù trải qua khoảng

Họa sĩ Phùng Dzi Thuần tổ chức triển lãm tranh sơn mài

Hình ảnh
Họa sĩ Phùng Dzi Thuần năm nay đã gần 80 tuổi. Từ tuổi học trò, ông đã ham vẽ và khi học trường Quốc gia mỹ nghệ, ông đã được thụ giáo các GS họa sĩ Phạm Hậu, Trần Quang Trân, nghệ nhân Đinh Văn Thành - những người thuộc thế hệ vàng trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông đã bén duyên với nghệ thuật sơn mài truyền thống từ đó. Năm 1955, ông thi đậu vào học trường Mỹ Thuật VN (khóa Tô Ngọc Vân). Thấm thoát đã hơn nửa thế kỷ, ông giờ là hội viên hội VHNT Hà Nội, hội viên hội Mỹ Thuật VN. Ông vẫn miệt mài tìm tòi, thay đổi cách thể hiện và đã gặt hái những thành công được nhiều đồng nghiệp biết đến.                   Ông tâm sự: “Trong khi người Pháp (các GS trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương - PV) cũng như nhiều nhà sưu tập trên thế giới đánh giá rất cao ngôn ngữ hội họa được thể hiện rất thành công bởi chất liệu tranh sơn ta và kỹ thuật luyện chế thành sơn chín (cánh dán, sơn then) được xem như bí quyết thì hiện nay, chúng ta lại đang lãng quên dần, thậm chí làm biến tướng nó một

Họa sĩ Ngô Chính: Yêu hội họa hơn người

Hình ảnh
1. Gặp họa sỹ Ngô Chính sau ngày khai mạc triển lãm, đang dở tay ký tặng chân dung cho một sinh viên mỹ thuật mà ông vẫn dừng lại và vui vẻ tiếp chuyện. Từng là một người lính xông pha trên trận địa, bản chất của một anh lính cụ Hồ: trung thực, thẳng thắng đã không cho phép họa sỹ Ngô Chính dửng dưng với những trái khoáy tồn tại trong giới mỹ thuật bấy giờ. Liên tiếp có những cuộc tranh luận, như Phan Cẩm Thượng nói thì họa sĩ Ngô Chính “Có lúc tưởng chừng quên mất mình là một họa sỹ”.                                           Họa sĩ Ngô Chính “có lúc tưởng chừng quên mất mình là một họa sỹ”. Tinh thần đó đã được tác giả gửi gắm qua tranh của mình: “Tôi đi giữa cuộc đời thăng trầm, đầy mâu thuẫn. Thời mà lịch sử của xứ sở liên tục sang trang - lúc vui, lúc buồn, lúc thương, lúc giận, có vô vàn lý lẽ tạo nên suy tưởng... Với tôi nó đọng lại, gói ghém vào nghệ thuật”  - Tự bạch của họa sĩ.                                           Tác phẩm: Bạch đằng giang, sơn mài, 9

Nghề sơn mài truyền thống Việt Nam trước ngưỡng cửa di sản thế giới

Hình ảnh
Đây là tín hiệu tích cực nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị độc đáo của nghề sơn mài truyền thống Việt Nam trên phạm vi quốc tế và thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể giữa các nước trong khu vực. Nói về nghề sơn mài, có thể cho rằng đây là một trong các chất liệu hội họa vô cùng độc đáo và cũng là phát hiện có tính bước ngoặt của sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật nghề sơn ta thủ công truyền thống của Việt Nam thành nghệ thuật hội họa tranh sơn mài. Ở nước ta, sơn mài có lịch sử lâu đời. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai….vẽ trên vóc màu đen. Tuy nhiên phải đến đầu thập niên 1930, lớp họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi và phát hiện thêm nhiều chất liệu đặc biệt như vỏ trứng, ốc, cật tre…họ đã tìm cách đưa những chất liệu này vào kỹ thuật mài và tạo nên một kỹ thuật sơn

Đề nghị công nhận tranh của Nguyễn Gia Trí là bảo vật quốc gia

Hình ảnh
Trao đổi với  Tuổi Trẻ , ông Ðỗ Quốc Việt (phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật VN) cho biết bảo tàng đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận bức sơn mài này là bảo vật quốc gia. Bức sơn mài quý giá này đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật VN cùng nhiều tác phẩm khác trong triển lãm về các họa sĩ được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2012 (diễn ra từ ngày 29-7 đến 5-8 tại Bảo tàng Mỹ thuật VN, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội). Tuy nhiên, bức sơn mài của Nguyễn Gia Trí không treo chung trong phòng triển lãm. Lý do, theo ông Ðỗ Quốc Việt, việc không đưa vào trưng bày chung chủ yếu do vấn đề an ninh của tác phẩm. Tác phẩm được đề xuất công nhận bảo vật quốc gia đã được cố định và bảo quản cẩn thận tại tầng 2 khu trưng bày mỹ thuật hiện đại của bảo tàng. Ban tổ chức đã làm một bản hướng dẫn dành cho khách tham quan gian triển lãm khi muốn xem tranh của Nguyễn Gia Trí. Dự kiến trong năm 2013, Bảo tàng Mỹ thuật VN sẽ phối hợp với một số nhà sưu tầm tư nhân tổ

Tôn vinh nét nghệ thuật đặc sắc

Hình ảnh
Sơn mài không phải là môn nghệ thuật “độc quyền” của Việt Nam, bởi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... cũng có tranh sơn mài. Nhưng tranh sơn mài phố cổ Hà Nội thì lại là chuyện khác. Trong làng mỹ thuật Việt Nam, phố cổ Hà Nội đã trở thành một đề tài quen thuộc của các họa sĩ yêu vẻ đẹp trầm lắng và cổ kính. Có thể nói, tranh sơn mài phố cổ là một trong những nhánh hội họa có giá trị cao, là biểu tượng tượng trưng cho một trong những nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Cho đến nay, những góc phố, con đường cổ kính được tái hiện qua tranh sơn mài vẫn khiến người xem nao lòng. Nhận diện tranh sơn mài phố cổ Tranh sơn mài phố cổ không hào nhoáng nhưng lại khiến nhiều người yêu nghệ thuật đam mê bởi vẻ quê mùa và rong rêu của khung cảnh. Nói cách khác, tranh sơn mài phố cổ phác họa những hình ảnh đặc trưng nhất của Hà Nội, thể hiện một nét văn hóa truyền thống bình yên cùng với chất liệu sơn mài trường tồn cùng thời gian như những con phố đã đi vào lịch sử lâu đời. Những bức tranh sơn

Độc đáo nghề truyền thống sơn mài Tương Bình Hiệp

Hình ảnh
Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp bắt đầu hình thành vào đầu thế kỷ 18, khi những người dân có nghề sơn mài truyền thống từ miền Trung và miền Bắc đã di cư đến lập nghiệp ở Thủ Dầu Một, Thành phố Hồ Chí Minh. Cộng đồng những con người này đã tạo nên một ngôi làng nhỏ. Sau một thời gian khai khẩn đất hoang tạo lập nhà cửa, việc mưu sinh tạm ổn định, trong thời gian rảnh rỗi việc đồng áng, những người dân ở đây đã làm ra những bức sơn mài đầu tiên để nhớ về quê cha đất tổ.   Vào thời kỳ đó, tranh sơn mài được làm ra chỉ để trang trí nhà, để người dân nhớ về nguồn cội. Một thời gian sau, những tác phẩm này được nhiều người giàu có trong vùng biết đến và mua về trưng bày, trang trí nhà cửa hoặc tặng biếu. Có cung ắt có cầu, bắt đầu từ đây, một nghề mới cho người dân Tương Bình Hiệp trong lúc nông nhàn đã được hình thành.     Ban đầu chỉ có một vài hộ sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu trong vùng. Sau một thời gian sản xuất, sản phẩm tranh sơn mài ở Tương Bình Hiệp ngày càng được bi

Sơn mài của Nguyễn Thị Mai: Mộc mạc, tao nhã đến nao lòng

Hình ảnh
Nguyễn Thị Mai từng có nhiều triển lãm chung tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, chị được xem là một trong số ít họa sĩ dám đánh cược với thời gian, đối mặt với nhiều thách thức để yêu nghệ thuật sơn mài một cách trọn vẹn. Đến với hội họa bằng con đường tự học là một sự dấn thân. Đặt chân vào thế giới quyến rũ đầy trắc trở của sơn mài thì không chỉ là dấn thân mà còn là khổ nghiệp. Khổ nghiệp bởi có quá nhiều kẻ đi trên con đường ấy nhưng chẳng bao giờ tới đích. Hoàn thiện trong cái dang dở Nguyễn Thị Mai sinh năm 1966 tại Hà Tây, nguyên quán tại Quảng Bình và tốt nghiệp Sư phạm ngoại ngữ Huế. Theo đuổi hội họa từ 2004 vẽ tranh trên nhiều chất liệu sơn dầu, giấy dó, lụa, acrylic.v.v… nhưng mãi đến 2009 Mai mới thực sự tìm hiểu và thể nghiệm kỹ thuật sơn mài dưới sự dẫn dắt của một người thầy là họa sĩ Nguyễn Huy Hoàng. Học thuật sơn mài chuẩn mực đã thuyết phục chị, tiếp sức cho chị đủ tự tin khám phá bằng một tinh thần quyết liệt, không bỏ qua bất cứ một chi tiết khắt khe nào dù là

Người đầu tiên khai phá tranh Mỹ thuật Sơn mài Việt Nam

Hình ảnh
Vẽ tranh là phương tiện để tu tập, hội họa rất gần với tôn giáo vì nó xuất phát từ tâm con người. Bởi lẽ nghệ thuật vốn dĩ là vô cầu, vì vô cầu nên nó hướng đến một cái gì đó rất cao. Đó là châm ngôn của họa sĩ bậc thầy Nguyễn Gia Trí. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí sinh ngày 6 tháng 10 năm 1912, tại làng Thịnh Hào, Ngã tư Sở, Hà Nội, học sinh trường Bưởi rồi vào học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ngành hội họa năm từ 1931-1938. Thầy của ông là họa sĩ người Pháp, Inguimberty. Trong thời gian này ông đã khai phá con đường đưa sơn ta của mỹ nghệ truyền thống, sơn son thiếp vàng trở thành tranh mỹ thuật sơn mài là chất liệu hội họa bản sắc của Việt Nam. Ông qua đời ngày 26 tháng 6 năm 1993. Một ký giả người Pháp viết về mỹ thuật Việt Nam đương thời đã nhận xét: ”Nguyễn Gia Trí có một giai đoạn ngắn dường như cố gắng làm cho sắc độ của con người, cây cối, thú vật, quần áo, phong cảnh, trong tranh ông đạt được sự chân thực hoàn hảo. Nhưng ông đã nhanh chóng từ bỏ nỗ lực ấy để chỉ chú

Tranh sơn mài Việt Nam sang Hàn Quốc

Hình ảnh
Năm 1925 khi người Pháp thành lập trường Mỹ Thuật Đông Dương, cùng với sự tiếp nhận nghệ thuật hàn lâm của Châu Âu, các họa sĩ sơn mài Việt Nam đã biến đổi và đưa chất liệu sơn mài vào các tác phẩm nghệ thuật của mình. Tác phẩm của họa sĩ Đặng Hiền Thời gian đã chứng minh sự kết hợp sáng tạo giữa chất liệu, cách tạo hình dân gian, tinh thần của người Việt với hình họa, bố cục, màu sắc và các tư tưởng nghệ thuật Châu Âu đã tạo nên một chất liệu nghệ thuật được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều tác phẩm tranh sơn mài của Việt Nam được lưu giữ tại các bảo tàng uy tín trong và ngoài nước. Ngày càng nhiều họa sĩ nước ngoài đến Việt Nam để học kỹ thuật làm tranh sơn mài. Do hạn chế về truyền thông, khó khăn trong vận chuyển và bảo quản cũng như thiếu sự hiểu biết thấu đáo, lẫn lộn giữa mỹ nghệ và nghệ thuật, tranh sơn mài Việt Nam chưa được biết đến và trân trọng đúng với giá trị của nó. Chính vì vậy lần này, được sự hỗ trợ của quỹ HansaeYes24 Foundait