Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2017

Triển lãm ảnh Câu chuyện sơn mài Hanoia

Hình ảnh
Triển lãm ảnh “Câu chuyện sơn mài Hanoia” sẽ diễn ra tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây (Hà Nội)  từ ngày 15/4 đến hết ngày 2/5/2016, nhằm tôn vinh những kỹ thuật sơn mài truyền thống và đương đại qua bàn tay tài hoa của những người thợ sơn mài. Triển lãm nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức. Với gần 20 bức ảnh màu và đen trắng, triển lãm ảnh “Câu chuyện  sơn mài  Hanoia” ghi lại dấu ấn của từng công đoạn sản xuất sơn mài và thể hiện một tình yêu sơn mài sâu sắc của những người thợ sơn mài Hanoia. Đặc biệt, trong buổi lễ khai mạc, khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến nghệ nhân sơn mài Hanoia thể hiện sự khéo léo của mình trong công đoạn cẩn trứng hoặc dát vàng. Đây là những kỹ thuật khó đòi hỏi tay nghề cao, sự tập trung và chú ý đến từng chi tiết của người thợ sơn mài.   Hanoia ra đời năm 1997 tại tỉnh Bình Dương,  một trong những thủ phủ của sơn mài Việt Nam từ thế kỷ XIV. Kế thừa tinh hoa của nghề thủ công

Tranh sơn mài hoa sen trắng

Hình ảnh
Mỗi khi nói đến phật giáo, mọi người thường liên tưởng đến một loài hoa bình dị, thanh cao và thoát tục sống trong ao hồ, đó chính là Hoa Sen và Hoa Sen Trắng là loài hoa thật dễ thương và mang đầy giá trị minh triết phật giáo đối với nhân sinh, như hai câu thơ mộc mạc, thắm đượm triết lý trong nhân cách sống cao thượng của đạo làm người: Sống đời đức hạnh thanh cao Như hoa sen trắng đẹp màu yêu thương! Hoa sen trắng bình dị, thanh cao, thuần khiết và mang trong đó phong thái tôn nghiêm và tươi thắm. Nhìn hoa sen trắng lay động trong nắng mai, màu trắng của hoa mang đến cho người sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng với dáng vẻ khoan thai, bình yên. Vào những mùa trăng, ánh sáng lung linh của ánh trăng vàng đã tô điểm cho cánh hoa sen trắng sáng ngời một vẻ đẹp giải thoát đầy an lạc giữa muôn vì sao lấp lánh trên bầu trời xa thẳm. Mỗi khi nhìn hoa sen trắng, chúng ta như cảm nhận được cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp trong cuộc sống thiêng liêng cao quý của trái tim hồng biết quan tâm

Triển lãm tranh sơn mài của 38 họa sĩ

Hình ảnh
Đây là cuộc triển lãm đầu tiên của nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam tại Việt Nam. Những tác phẩm trưng bày được làm từ sơn ta thuần khiết. 38 bức  tranh sơn mài  của 38 tác giả trong nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam thể hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nhiều đồng nghiệp trong giới họa sĩ và người yêu tranh đã có mặt để thưởng lãm 38 bức tranh sơn mài làm từ chất liệu sơn ta Tác phẩm Cổng Cũ của tác giả Nguyễn Hải Nam Tĩnh vật Hoa mẫu đơn của tác giả Nguyễn Thị Quế Chân dung - tác giả Trần Đình Bình Góc bếp, tác giả Trịnh Thanh Tùng Dưới bóng cây sấu, tác giả Hà Anh Tuấn Mùa xuân trên vùng cao, tác giả Phan Quang Tuấn Họa sĩ Lý Trực Sơn chia sẻ: "Tuy tuổi đời, tuổi nghề, phong cách và quan điểm nghệ thuật khác nhau, nhưng tất cả đều yêu chất liệu đầy mê hoặc này với tinh thần kế thừa, phát huy, tìm tòi sáng tạo nhằm góp thêm tiếng nói khẳng định những giá trị độc đáo của  tranh sơn mài  Việt Nam".

Sơn mài là gì ? Tìm hiểu về thuật ngữ sơn mài

Hình ảnh
Tuy nhiên, từ dùng để gọi  sơn mài  (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và  tranh sơn mài  Việt Nam.Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó.Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao.Muốn nhìn th

Màu xưa của sơn mài

Hình ảnh
sơn mài  là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn ta thủ công truyền thống. Những thành tựu về sơn mài của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX đã được thế giới đánh giá rất cao. Sức hấp dẫn của kỹ thuật sơn mài phải kể đến màu nước, cách tạo màu và phương pháp sử dụng những nguyên liệu tự nhiên. Những lớp vẽ chồng lên nhau, càng mài càng bóng mượt, màu sắc ẩn hiện lấp lánh, quyến rũ… có lẽ thế nên dù rất kỳ công, nhiều họa sĩ ở Huế vẫn đam mê và theo đuổi tranh  sơn mài .   Tác phẩm “Nụ hôn” – Đặng Mậu Tựu Góp mặt vào các hoạt động của Festival Nghề “Tinh hoa nghề Việt”, vẻ đẹp đậm hồn Việt của phòng tranh sơn mài đã thu hút công chúng yêu nghệ thuật. Những cảm xúc về thiên nhiên, con người, tình yêu cuộc sống, như: Mưu sinh, Sau cơn lũ, Miền tâm thức, Cuối mùa, Nụ hôn, Thành cổ… được các họa sĩ thể hiện rất tinh tế. Kỹ thuật, vẻ đẹp của sơn mài truyền thống và sự công phu trong quá trình làm tranh tạo độ sâu cho tác phẩm. Nhiều tác phẩm được “mài phẳng” đến trong veo, trông

Tranh sơn mài Việt tỏa sáng tại bảo tàng Singapore

Hình ảnh
Đây là hoạt động trao đổi hiện vật nằm trong khuôn khổ hợp tác 05 năm (2014-2019) giữa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Singapore, đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác của hai bảo tàng. Tác phẩm được bày tại phòng số 05 của phần trưng bày về nghệ thuật Đông Nam Á, là phần lớn nhất của trưng bày có tên “Giữa Tuyên ngôn và mơ ước: Nghệ thuật Đông Nam Á từ thế kỷ 19 đến ngày nay”. Phần trưng bày kể câu chuyện về những người họa sĩ và cuộc chiến tranh chống thực dân, cùng quá trình xây dựng đất nước ở Đông Nam Á giai đoạn 1950-1960. Nguyễn Đức Nùng (10-3-1914 đến 04-01-1983), quê ở xã Phú Lãm, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ông là họa sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, sáng tác trên nhiều chất liệu nhưng tiêu biểu là  tranh sơn mài  với kỹ thuật truyền thống. Các tác phẩm  sơn mài  của ông chủ yếu là đề tài cách mạng, kháng chiến và sản xuất, theo phong cách hiện thực với nhiều tìm tòi, thể nghiệm, sáng tạ

Hoàng Sơn: Qua sơn mài, nghệ thuật VN được chú ý

Hình ảnh
Tác phẩm  sơn mài  "Vô đề" của hoạ sĩ Đào Minh Tri. -  Anh gặp khó khăn gì khi lần đầu dạy sơn mài ở nước ngoài? - Các cụ nhà ta vẫn nói “vạn sự khởi đầu nan”. Ban đầu, chúng tôi tưởng chừng không thể thực hiện được do sơn ủ không khô. Nhưng sau đó mọi việc đã thuận buồm xuôi gió. Các sinh viên học sơn mài rất say sưa, tiếp thêm lửa nhiệt tình cho chúng tôi. Để giúp họ hiểu sâu hơn, tôi và đồng nghiệp mang theo những tài liệu giới thiệu về nghề sơn mài truyền thống, từ chất liệu, như sơn ta ở các đình chùa, tượng Phật cho đến quy trình làm vóc và làm tranh sơn mài hiện đại. Mặc dù thời gian giảng dạy rất ngắn, lớp học này đã thu được kết quả khá tốt và không ít sinh viên đã có được những tác phẩm đầu tay. -  Anh nghĩ sao khi có người lo lắng việc "truyền bá" sơn mài sẽ làm chúng ta mất đi chất liệu truyền thống đặc trưng? - Tôi nghĩ, truyền thống là một cái khó mất, bởi có được truyền thống đâu có dễ. Cảm nhận nghệ thuật cũng như chất liệu chứa đựng tâm h

Tham quan Làng nghề sơn mài nổi tiếng đất Hà Thành

Hình ảnh
Sản phẩm làng nghề sơn son thếp vàng và  sơn mài  Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) chứa đựng vẻ đẹp tài hoa của người thợ, sự óng ánh của màu sắc và sự tinh tế, duyên dáng của các họa tiết đến lộng lẫy, kiêu sang. Tương truyền, nghề sơn ở Hạ Thái có từ thế kỷ XVII, khởi đầu mới chỉ là sơn son thiếp vàng. Tới đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, cụ Đinh Văn Thành - giảng viên Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925 - 1945) quê Hạ Thái đưa nghề sơn mài về truyền dạy cho người dân trong làng. Từ đó, làng nghề Hạ Thái không chỉ làm sơn son thếp vàng mà còn phát triển sản xuất tranh sơn mài, đồ dùng, vật dụng trang trí thiết thực với đời sống. Sơn mài  - chất liệu độc đáo của nghệ thuật Việt Nam được làng nghề Hạ Thái tiếp thu, phát triển. họ tạo dựng hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm. Việc đưa thêm các màu khác bằng vỏ trứng, ốc, cật tre, vỏ trai... sơn mài cơ bản của sơn cổ t