Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2016

Giới thiệu nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại Na Uy

Hình ảnh
Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy phối hợp với Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức trưng bày và giới thiệu về nghệ thuật sơn mài và thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc. Một góc trưng bày tại sự kiện. Ảnh do ĐSV Việt Nam tại Na Uy cung cấp Thông cáo báo chí ngày 27/5 của Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy cho biết, chương trình tiếp sau Lễ hội Văn hóa và Ngôn ngữ diễn ra tại thủ đô Oslo đã thu hút đông đảo bạn bè Na Uy và quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy tham dự. Tại trưng bày lần này, Đại sứ quán Việt Nam đã giới thiệu một số tranh sơn mài đặc sắc của cố họa sỹ nổi tiếng Lê Công Thành, những ứng dụng của nghệ thuật sơn mài trong nghệ thuật dân gian múa rối nước, hội họa cận đại, đồ mỹ nghệ trang trí và đồ dùng hiện đại; một số sản phẩm bình gốm và những sản phẩm mây tre đan với thiết kế tinh tế và hiện đại phục vụ trang trí,

Thử nghiệm chất liệu sơn mài, họa sỹ

Hình ảnh
Sơn mài được xem là một chất liệu khó chơi đối với nhiều họa sỹ, không chỉ ở trình độ tạo màu sắc mà còn ở sự tiêu tốn tiền bạc cho chất liệu này. Vì vậy, tranh sơn mài đang có nguy cơ mai một lớn. Họa sỹ Đặng Phương Việt, một trong số ít họa sỹ Việt Nam tạo dựng được phong cách riêng với hình tượng hoa sen. Ảnh: nhân vật cung cấp. Tranh sơn mài dường như là lãnh địa độc quyền của nền hội họa châu Á với các “ông lớn” Trung Quốc, Nhật Bản và kế đó là Việt Nam. Dòng tranh truyền thống này đặc biệt bởi dày đặc những lớp nguyên liệu từ bùn, vỏ chai, vỏ trứng đến những nguyên liệu đắt đỏ như đá quý, màu son, vàng, bạc phủ lên. Không như các chất liệu khác, vẻ đẹp của nghệ thuật sơn mài nằm ở độ sâu của màu, được tạo ra từ tầng tầng lớp sơn và ẩn ở đáy vóc. Màu tranh sẽ hiện dần qua mỗi lớp mài của họa sỹ. Để làm ra một tác phẩm tranh sơn mài quả thực vô cùng công phu và tốn thời gian, tiền bạc. Vì thế, cũng không nhiều họa sỹ đủ sức “chơi” với chất liệu này đến cùng.

Tranh sơn mài Việt Nam qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Hình ảnh
Trong nền hội họa Việt Nam, tranh sơn mài giữ một vị trí vô cùng quan trọng và là chất liệu truyền thống được nhiều họa sĩ yêu thích, lựa chọn cho các sáng tác của mình.     Nhìn lại quá khứ, sơn mài được phát triển bắt nguồn từ nghề sơn thủ công truyền thống của Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai….vẽ trên vóc màu đen. Tuy nhiên phải đến đầu thập niên 1930, lớp họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi và phát hiện thêm nhiều chất liệu đặc biệt như vỏ trứng, ốc, cật tre…họ đã tìm cách đưa những chất liệu này vào kỹ thuật mài và tạo nên một kỹ thuật sơn mài mới độc đáo, rồi từ đó sáng tác nên những bức tranh sơn mài thực sự giá trị. Thuật ngữ” tranh sơn mài” cũng xuất hiện từ đó. Mặc dù tại một vài nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản…cũng có những sản phẩm sơn

Họa sĩ Nguyễn Quang Sơn 'cải cách' sơn mài

Hình ảnh
Vào lúc 18h ngày 3/10 tại phòng tranh Craig Thomas (27i Trần Nhật Duật, TP.HCM) sẽ khai mạc triển lãm Đen - trắng của Nguyễn Quang Sơn, đến từ tỉnh Bình Dương. Nhìn bề mặt, sơn mài trừu tượng hơi khó thu hút, nhưng nhìn vào chất liệu, triển lãm này ít nhất có 3 đóng góp đáng lưu tâm. Tuy học khoa lụa (ĐH Mỹ thuật TP.HCM) nhưng hoàn toàn có thể nói Nguyễn Quang Sơn (sinh năm 1971) là “người của” sơn mài, khi anh đã gắn bó quá lâu với vật liệu này ở làng sơn mài Bình Dương. Từ khi tốt nghiệp mỹ thuật (năm 1998), Nguyễn Quang Sơn chỉ sáng tạo với sơn mài, với hàng trăm tác phẩm được cất vào kho, đây là triển lãm cá nhân đầu tiên. “Do gia đình gắn bó với nghề sơn, nên tôi biết và hiểu chất liệu đặc biệt này một cách tự nhiên; việc thực hành mỹ thuật của tôi với sơn mài cũng tự nhiên như vậy. Nó hấp dẫn tôi hơn những chất liệu sáng tác khác”, Nguyễn Quang Sơn chia sẻ. Họa sĩ Quang Sơn và tác phẩm sẽ triển lãm Anh từng sáng tạo nhiều tác phẩm sơn mài với quy chuẩn k

Hành trình sơn mài Việt: Chỉ sợ chưa bảo tồn đã mất

Hình ảnh
Mai một dần kỹ thuật của nghề Hội họa sơn mài Việt trong những năm 1930 đã từng ghi dấu vào lịch sử hội họa với nhiều tên tuổi lớn như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An… Nghệ thuật sơn mài Việt cũng đã từng có một thời phát triển rực rỡ, tuy nhiên, hiện nay nghệ thuật sơn mài truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một. Khó khăn về kinh tế, thị trường và thị hiếu đã và đang làm sơn mài gặp rất nhiều khó khăn. Cũng nằm trong vòng xoáy khó khăn như vậy, làng nghề sơn mài Duyên Hạ (xã Duyên Thái, Thương Tín, Hà Nội) sự phát triển của làng nghề còn nhiều trăn trở. Nhờ sự giới thiệu của anh Nguyễn Văn Mạnh, cán bộ văn hóa xã, chúng tôi đã tiếp xúc với anh Đinh Quý Mạnh, phó chủ tịch Hội Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái, một trong những người thợ sơn mài có kỹ thuật nhất làng Hạ Thái. Nói về khó khăn của nghề sơn mài, anh Mạnh chia sẻ: “Thời điểm hiện nay, việc sản xuất và phát triển sơn mài chỉ bằng 1/5 so với thời điểm trước đó. Các thị hiếu của n

Con đường gốm sứ thứ hai tuyệt đẹp tại Hà Nội

Hình ảnh
Những ngày gần đây, thông tin về một “ con đường gốm sứ ” thứ hai xuất hiện ở Hà Nội đang khiến không ít người ngỡ ngàng. Đó chính là đoạn đường của tổ dân phố số 28, ngõ 78 Duy Tân (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội). Theo ghi nhận, toàn bộ phần mặt tường dài khoảng 200 m, chạy dọc trước cửa các hộ dân tại đây để được phủ lên bằng những bức tranh khổ lớn. Sự hoành tráng của các bức tranh khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, thậm chí coi đây là “con đường gốm sứ” thứ hai của Hà Nội, sau “con đường gốm xứ” dài kỷ lục tại quận Long Biên. Theo các hộ dân trong con ngõ, bức tường tranh gốm đã được làm cách đây gần hai năm. Người đưa ra ý tưởng độc đáo này là bà Vũ Thị Bắc (57 tuổi), kế hoạch được nhất trí và triển khai ngay sau đó. Các hộ dân thống nhất với nhau sẽ bỏ tiền ra thuê thợ về làm. Bức tường được chia thành hai phần, phần trên là các bức tranh khổ lớn về phong cảnh non nước, làng quê hoặc đàn cá…; bên dưới là các bức nhỏ, hình hoa sen.

Danh họa Nguyễn Gia Trí, lộng lẫy sơn son thếp vàng

Hình ảnh
Khi còn ở tuổi thiếu niên, Nguyễn Gia Trí theo anh trai là Nguyễn Gia Tường làm nghề giáo học, ra sống ở Hà Nội. Nguyễn Gia Trí được anh cho theo học trung học ở Trường Bưởi, một trường danh tiếng bậc nhất lúc bấy giờ. Nguyễn Gia Trí tỏ rõ năng khiếu hội họa rất sớm, đồng thời cũng có tính độc lập thật mạnh từ nhỏ. Sau trung học, ông vào học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khoá V, năm 1929. Phần lớn các sinh viên thuộc địa hồi đó đều có ý muốn được độc lập trong chọn lựa cách thể hiện nghệ thuật của bản thân, Nguyễn Gia Trí là trường hợp nổi hẳn lên. Do vậy, khi học đến năm thứ ba, ông rời bỏ trường họa, về mở xưởng vẽ và tự học. Lý do rời trường, như ông nói với người thân, rất đơn giản là “nhà trường không dạy gì hay hơn!”. Danh họa Nguyễn Gia Trí Trên thực tế, từ năm 1925, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã để ý đến chất liệu sơn mài và đã mời nghệ nhân Đinh Văn Thành ở làng nghề sơn mài Hạ Thái đến hướng dẫn cách dùng màu sơn ta. Nhưng, họ chỉ coi đó

Sơn mài kể chuyện trong phố cổ

Hình ảnh
ANTĐ - Nhằm mục đích quảng bá và tôn vinh nghề cổ truyền mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nằm trong khuôn khổ “Năm tôn vinh nghề truyền thống phố cổ 2016”, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức hoạt động văn hóa với chủ đề “Chuyện sơn mài Việt Nam” tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, Hà Nội). Sự kiện có sự tham gia của nhóm họa sỹ sơn ta Việt Nam, bộ môn Sơn mài trường Trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội như họa sỹ Lý Trực Sơn, Vũ Tuấn Dũng, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Văn Bảng... và các làng nghề sơn mài truyền thống. Triển lãm giới thiệu một cách tổng quan khái quát về nghề sơn truyền thống, với các hình ảnh, hiện vật về cây sơn, công cụ, kỹ thuật chế tác... và nghệ thuật sơn mài đương đại của Việt Nam. Sơn mài là một nghề truyền thống nay đứng trước nguy cơ mai một. Mới đây, Bộ VH-TT&DL đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để Bộ phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương và một số quốc gia có di sản văn hóa phi vật thể sơn mài truyền thống, xây dựng h

Triễn lãm ảnh:"Câu chuyện sơn mài Hanoia"

Hình ảnh
Với gần 20 bức ảnh màu và đen trắng, triển lãm ảnh "Câu chuyện sơn mài Hanoia" ghi lại dấu ấn của từng công đoạn sản xuất sơn mài và thể hiện một tình yêu sơn mài sâu sắc của những người thợ sơn mài Hanoia.  Sản phẩm sơn mài của Hanoia Đặc biệt, tỏng buổi lễ khai mạc, khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến nghệ nhân sơn mài Hanoia thể hiện sự khéo léo của mình trong công đoạn cẩn trứng và dát vàng. Đây là những kỹ thuật khó, đòi hỏi tay nghề cao, sự tập trung và chú ý đến từng chi tiết của người thợ sơn mài . Hanoia ra đời năm 1997 tại Bình Dương, là một trong những thủ phủ sơn mài Việt Nam từ thế kỷ XIV. Kế thừa tinh hoa của nghề thủ công truyền thống, một nhóm nhỏ nghệ nhân Việt cùng các nhà thiết kế nước ngoài đã khởi nghiệp từ việc thiết kế những đôi guốc sơn mài sành điệu cho các tín đồ thời trang. Công việc kinh doanh này rất thành công nên họ quyết định không chỉ dừng lại ở lĩnh vực chê tác phụ kiện thời trang cao cấp. Năm 2013 đánh dấu thành

Cuộc trình diễn hấp dẫn của nghề sơn mài truyền thống

Hình ảnh
TTO - Diễn ra đồng thời tại ba địa điểm: đình Kim Ngân, ngôi nhà di sản 87 Mã Mây và trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội; sự kiện Chuyện sơn mài Việt Nam đang thu hút rất nhiều khách thưởng lãm quan tâm.  Khách tham quan tìm hiểu về các kỹ thuật chế tác tranh sơn mài truyền thống, sơn cánh dán và sơn then tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - Ảnh: Đức Triết Sự kiện do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ Sơn ta, Cty TNHH Phúc Cường…tổ chức, vừa được khai mạc vào chiều ngày 15-4. Cùng với những tác phẩm tranh, đồ mỹ nghệ; lần đầu tiên tại địa điểm trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội giới thiệu chi tiết về nguồn gốc, công cụ khai thác, công cụ chế tác, kỹ thuật chế tác của nghề sơn mài truyền thống. Qua những bảng thông tin gồm hình ảnh lẫn hiện vật, nhiều khách tham quan thích thú khi được tìm hiểu quy trình làm vóc truyền thống; dụng cụ nghề sơn mài với: bộ thép chéo, bộ mo chéo, bộ mo phẳng, giấy ráp, đá mài…; bảng màu c

Cơ hội của ngành sơn mài

Hình ảnh
Sơn mài đang đứng trước “ngưỡng cửa” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhưng đó là chuyện của tương lai. Còn hiện tại, số làng nghề làm sơn mài ngày càng ít. Số người làm theo phương thức cổ truyền càng hiếm. Ví như ở làng sơn mài Hạ Thái (Thường Tín, Hà Nội), người ta chủ yếu dùng sơn hạt điều, sơn Nhật để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài. Cầm vàng mà lại... bỏ quên Những bức hoành phi câu đối, những pho tượng cổ vẫn rực rỡ mầu vàng son mặc lớp thời gian mấy trăm năm. Đấy là nhờ nghề sơn cổ truyền. Từ nhựa cây sơn ở Phú Thọ, trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp, người thợ đã biến thành một vật liệu đặc biệt, bền vững với thời gian để tạo nên những sản phẩm văn hóa, nhất là văn hóa tâm linh. Nhưng hiện giờ, mỗi khi trùng tu, phục chế các di tích, một cách tiện thể nhất, người ta dùng sơn công nghiệp. Không thể nói là xã hội không có nhu cầu. Các công trình tâm linh được trùng tu, phục dựng ngày càng nhiều. Họa sĩ Lý Trực Sơn cho