Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

Du hành vào thế giới cảm xúc của hai họa sĩ | sơn mài | tranh sơn mài

Hình ảnh
Triển lãm “Du và dội” của hai họa sĩ Ngô Xuân Bính và Lê Văn Thìn khai mạc chiều 9/11, kéo dài đến ngày 27/2/2018 tại Bảo tàng Hà Nội. Hơn 300 tác phẩm trưng bày thuộc nhiều thể loại sơn dầu, giấy dó, sơn mài, màu nước, phấn sáp… Triển lãm "Du và dội" giới thiệu 300 tác phẩm thuộc nhiều chất liệu của hai họa sĩ. Tại triển lãm, họa sĩ Lê Văn Thìn giới thiệu những bức  tranh sơn mài  mà mỗi tác phẩm toát lên một nhịp điệu riêng. Các bức tranh đưa người xem vào một cuộc du hành cảm xúc. Ở đó, người xem cảm nhận được nhịp điệu của phố xá, nhà cửa, nhịp điệu của người phụ nữ… Xen giữa những nhịp điệu là một vài khoảng lặng. Họa sĩ Lê Văn Thìn gửi vào tranh nhịp của các nhành khô, một đóa loa kèn cựa quậy nở, hay bó sen trắng lặng lẽ tỏa hương. Họa sĩ Ngô Xuân Bính chứng tỏ sức sáng tạo của mình trên nhiều chất liệu hội họa, từ sơn dầu, lụa,  sơn mài , giấy dó tới phấn sáp…Tác phẩm của ông tràn đầy năng lượng. Dường như mỗi tác phẩm thành hình đều do người họa sĩ dội lên bề

Họa sĩ Văn Thạnh với Đôi mắt vì người dân làng hành Vĩnh Châu | Sơn mài

Hình ảnh
Đây là triển lãm tranh cá nhân lần thứ sáu của họa sĩ Văn Thạnh nhằm khắc họa những nét đời thường cuộc sống thôn quê Việt. Qua góc nhìn của tác giả, Đôi mắt ẩn chứa những suy tư, trăn trở của người nông dân, những cô gái, chàng trai trước cuộc sống thực tại. Thông qua Đôi mắt, tác giả cũng muốn giới thiệu thêm với công chúng yêu nghệ thuật về thể loại tranh sơn mài đương đại, thể loại tranh đầy đột phá, mang đậm nét văn hóa của dân tộc Việt Nam. Họa sĩ Văn Thạnh cho biết để có được thành công của cuộc triển lãm hôm nay, anh đã bỏ nhiều công sức và thời gian dài để sáng tác nghệ thuật. Với 141 bức tranh, chủ yếu là tranh sơn mài và sơn dầu, đây có thể được xem là triển lãm cá nhân có nhiều tranh sáng tác được trưng bày từ trước tới nay. Họa sĩ Văn Thạnh đã dày công sáng tác trong suốt nhiều năm trời. Những tác phẩm nổi bật nhưYêu thầmkhắc họa hình anh một chàng họa sĩ nghèo thầm thương trộm nhớ một cô gái suốt nhiều năm trời anh gặp trong dịp đi xem triển lãm;Nụ hônđược anh kh

Gìn giữ , phát huy nghệ thuật sơn mài | Sơn mài cao cấp | Tranh sơn mài | Sơn mài

Mỗi khi bàn về vấn đề bản sắc dân tộc, chúng ta thường nhận thấy tranh sơn mài Việt Nam là loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Đi từ nghề sơn truyền thống mỹ nghệ rồi phát triển thành nghệ thuật sơn mài, đó là nhờ vào sự phát huy, sáng tạo và gìn giữ của các thế hệ thày và trò Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Trải qua những chặng đường phát triển hơn 80 năm, nghệ thuật sơn mài trở thành chất liệu tạo hình độc lập, cùng với các chất liệu khác như sơn dầu, thuốc nước, bột màu... Chất liệu sơn mài đã tạo ra sự đa dạng và phong phú cho nền mỹ thuật đương đại Việt Nam và thế giới. Trong tình hình hiện nay, trước sự ảnh hưởng, giao thoa của các nền văn hóa cùng sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, tranh sơn mài Việt Nam đang cần có sự thay đổi về đề tài, nội dung cũng như hình thức thể hiện nhưng vẫn giữ được đặc trưng của chất liệu truyền thống. Sơn mài là chất liệu khá bền chắc, tranh giữ được lâu. Sơn mài dùng những màu truyền thống như: son, then

Nhận diện sơn mài truyền thống việt nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập | sơn mài | sơn mài cao

Từ thực tế sáng tác phong phú, đa dạng của thời kỳ có quá nhiều khúc xạ trong nghệ thuật hiện nay, một điều chúng ta nhận thấy là: Nếu như trước đây, khi tiếp xúc với những sản phẩm sơn mài ứng dụng, người nước ngoài không khỏi khâm phục kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo của quá trình chế tác cũng như sự phong phú, tinh tế trong chi tiết và kiểu dáng của mỗi sản phẩm thì ngày nay, điều đó khó tìm thấy trong phần lớn các sản phẩm; kể cả từ những làng nghề lâu năm hoặc công ty sơn mài nổi tiếng, hay trong lĩnh vực nghệ thuật hội họa. Nếu như trước đây các họa sĩ trẻ trường Mỹ thuật Đông Dương đã học tập và sử dụng kỹ thuật tạo hình, phối cảnh, màu sắc, bố cục của hội họa châu âu nhưng lại khắc họa được nét đặc sắc tâm hồn của phương Đông trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của mình, thì ngày nay, cũng với chất liệu ấy, các họa sĩ trẻ đang khoác cho nó một chiếc áo mới với đủ mọi màu sắc, xu hướng của thời đại. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng nhưng đồng thời cũng là hồi chuông báo động về

Sơn mài hiện đại Việt Nam - Một chặng đường nhìn lại

Vài nét lịch sử: Năm 1925 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời tại Hà Nội. Sơn mài Việt Nam thực sự trưởng thành mở một kỷ nguyên mới cho mỹ thuật nước nhà. Một kỹ nghệ độc đáo, mới mẻ ra đời. Thật sự công bằng khi ta phải ghi công cố họa sĩ Victor Tardien (người Pháp) tha thiết với nền văn hóa Việt Nam, ông J.Ingumbertg một giáo sư đã khuyến khích sinh viên nghiên cứu sơn mài, cùng các môn đệ như Nguyễn Gia Trí, Phạm Hầu, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân ... thành công trong việc đưa chất liệu này vào    tranh sơn mài . Trường đào tạo nhiều họa sĩ có tài, mở nhiều triển lãm tại nước nhà và ngoại quốc. Năm 1931 tại Vincennes Paris, tại La Mã 1932, tại Milan và Napler 1934, tại Bruxelles 1935, tại San Pancisco năm 1937. Ở miền Nam trường sơn mài lập ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) đều do các họa sĩ xuất thân từ Hà Nội hướng dẫn. Từ đó sơn mài phát triển mạnh trong cả 3 miền, song hành với các đồ mỹ nghệ, tác phẩm sơn mài Việt Nam là niềm kiêu hãnh, sự ngạc nhiên tán thưởng ở nhiều quốc g

Hầu đồng ảo diệu trên sắc sơn mài | Sơn mài cao cấp | Sơn mài | Tranh sơn mài

Hình ảnh
20 năm vẽ về hầu đồng Không vì việc UNESCO ghi danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12.2016 mới khiến họa sĩ Trần Tuấn Long quan tâm tới không gian của Đạo Mẫu. Cách đây hơn 20 năm, trong một lần tình cờ được xem giá đồng, anh đã bị mê hoặc bởi những khoảnh khắc chưa từng biết. “Đó là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật tổng hợp như vậy. Sự thăng hoa đã đến một cách thật tự nhiên qua các vũ điệu, nghi lễ cúng tế, trong tiếng nhạc và những bộ trang phục sặc sỡ... tất cả tạo nên sức cuốn hút diệu kỳ của tín ngưỡng dân gian này. Ngay lập tức tôi nhận thấy đây là nghệ thuật mang tính tâm linh độc đáo của dân tộc và nghĩ phải thể hiện nó trong tác phẩm của mình. Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Mẫu và lên đồng, xem nhiều buổi hầu ở các đền, phủ...” -  họa sĩ Trần Tuấn Long cho biết. Như có căn duyên và được truyền cảm xúc thăng hoa qua các giá đồng, họa sĩ Trần Tuấn Long

Sơn mài của Hoàng Ngọc Lượm

Hình ảnh
Tại triển lãm Địa đàng của tác giả Hoàng Ngọc Lượm khai mạc ở TP Huế chiều tối 27-2, nhiều người ngạc nhiên bởi sự mới mẻ mà các sản phẩm  tranh sơn mài  mang lại.    37 sản phẩm mỹ thuật ứng dụng dùng chất liệu sơn mài với hình thức trình bày cây, hoa, lá cành khá gần gũi và bắt mắt. Đó là những “cây  sơn mài ” trên đó họa hình những bức tranh trông vui nhộn... Đó là những tấm gương soi, những hộp mỹ phẩm, những ống bút, ống đũa bằng tre... được tác giả họa những bức tranh sơn mài sinh động. Tác giả Hoàng Ngọc Lượm năm nay 32 tuổi, chưa từng qua trường lớp về nghệ thuật sơn mài. Sơn mài đến với anh bằng sự đam mê từ nhỏ, anh xin học nghề tại một số xưởng sơn mài của các họa sĩ ở Huế và thực hành trong nhiều năm trời. Các sản phẩm trong triển lãm được chọn lọc từ kết quả của 5 năm làm việc. Theo họa sĩ Nguyễn Đức Huy (Trường ĐH Nghệ thuật Huế) , sơn mài của Hoàng Ngọc Lượm đạt được những kết quả nhất định, nhất là ứng dụng nhuần nhuyễn và bài bản kỹ thuật truyền thống, kèm th

Sơn mài dấu ấn hội họa Việt

Vào thời nhà Đinh (930-950), dân ta đã dùng mủ cây sơn để trét thuyền, rồi lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần còn giữ được nhiều cổ vật, nhiều pho tượng gỗ hay đất đều được sơn son thếp vàng... Ngày nay, Huế là nơi những vết tích và tác phẩm sơn mài cổ còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất. Từ trong kiến trúc tâm linh Năm 1925, trong một buổi làm việc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, họa sỹ Josehp Inguimberty sửng sốt trước các hoành phi câu đối sơn son thếp vàng lâu đời. Ông đề xuất ngay với thầy Victor Tardieu, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) để đưa sơn ta vào chương trình nghiên cứu và thực tập. Từ đó, chất liệu sơn mài liên tục được sáng tạo từ hai màu truyền thống là cánh gián đỏ và đen, sau này có thêm các vật liệu màu như vàng, bạc, son, then, vỏ trứng, vỏ trai... Sơn ta truyền thống, chất liệu chỉ sử dụng trong trang trí, đã trở thành một chất liệu hội họa. Có thể nhắc đến bức tranh sơn mài đầu tiên của

Người đưa sơn mài vào áo dài Việt | Sơn mài | Sơn mài cao cấp

Hình ảnh
“Tôi muốn ứng dụng nghệ thuật sơn mài truyền thống với những bước thực hiện đúng cách của các cụ ngày xưa để tạo nên những họa tiết sơn mài độc đáo trên các bộ trang phục”, nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ. Bắt đầu từ ý tưởng đó, trong suốt nhiều tháng, chị tìm đến Hạ Thái, làng nghề sơn mài nổi tiếng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nhưng làng nghề xưa nay chẳng còn mấy người làm, có người vẫn giữ nghề nhưng lại không muốn giúp chị bởi số lượng áo không nhiều, trong khi các công đoạn thực hiện thì rất vất vả. May mắn là cuối cùng, chị đã tìm được một người của dòng họ có truyền thống làm nghề sơn mài lâu đời tại làng hứng thú với ý tưởng và nhận lời giúp.   Nhà thiết kế Xuân Thu cũng tìm được người bạn cùng chia sẻ và hỗ trợ cho ý tưởng đưa  sơn mài  vào áo dài, đó là họa sĩ sơn mài Trần Hưng. Để đưa sơn mài lên áo dài, nhà thiết kế và họa sĩ thực hiện các công đoạn một cách tỉ mỉ cũng như làm một bức tranh sơn mài. Đầu tiên là tạo vó, sau đó người họa sĩ sẽ sơn sơn ta, chờ một lớp sơn kh

Yêu bằng sơn mài

Họa sĩ Lê Văn Thìn đã đến với sơn mài từ hơn 30 năm trước, còn Trần Ngọc Hưng tự nhận vẫn là “người mới” khi “kết duyên” với sơn mài cách đây 10 năm. 28 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm cho thấy hai phong cách hoàn toàn khác biệt. Lê Văn Thìn theo thuyết trung dung, không mới - không cũ trong tác phẩm. Ngược lại, Trần Ngọc Hưng lại mang đến các tác phẩm thể hiện rõ làn gió mang hơi thở cuộc sống đương đại. Trung tâm văn hóa Hàn Quốc (Hà Nội) tổ chức triển lãm này, kéo dài từ nay đến ngày 31.12 nhằm tôn vinh sơn mài Việt, đặc biệt trong bối cảnh số lượng nghệ sĩ vẽ tranh sơn mài đang ngày một ít đi. Trước đó, Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc đã đề nghị Bộ VH-TT-DL VN cùng xây dựng hồ sơ đa quốc gia trình UNESCO ghi danh nghệ thuật sơn mài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hiện Bộ VH-TT-DL đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham gia hợp tác xây dựng hồ sơ. Trong khi đó, tại TP.HCM, triển lãm Tôi và cuộc sống của họa sĩ Mai Anh Dũng đang diễn ra tại Urban Gal

Triển lãm ảnh Câu chuyện sơn mài Hanoia

Hình ảnh
Triển lãm ảnh “Câu chuyện sơn mài Hanoia” sẽ diễn ra tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây (Hà Nội)  từ ngày 15/4 đến hết ngày 2/5/2016, nhằm tôn vinh những kỹ thuật sơn mài truyền thống và đương đại qua bàn tay tài hoa của những người thợ sơn mài. Triển lãm nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức. Với gần 20 bức ảnh màu và đen trắng, triển lãm ảnh “Câu chuyện  sơn mài  Hanoia” ghi lại dấu ấn của từng công đoạn sản xuất sơn mài và thể hiện một tình yêu sơn mài sâu sắc của những người thợ sơn mài Hanoia. Đặc biệt, trong buổi lễ khai mạc, khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến nghệ nhân sơn mài Hanoia thể hiện sự khéo léo của mình trong công đoạn cẩn trứng hoặc dát vàng. Đây là những kỹ thuật khó đòi hỏi tay nghề cao, sự tập trung và chú ý đến từng chi tiết của người thợ sơn mài.   Hanoia ra đời năm 1997 tại tỉnh Bình Dương,  một trong những thủ phủ của sơn mài Việt Nam từ thế kỷ XIV. Kế thừa tinh hoa của nghề thủ công

Tranh sơn mài hoa sen trắng

Hình ảnh
Mỗi khi nói đến phật giáo, mọi người thường liên tưởng đến một loài hoa bình dị, thanh cao và thoát tục sống trong ao hồ, đó chính là Hoa Sen và Hoa Sen Trắng là loài hoa thật dễ thương và mang đầy giá trị minh triết phật giáo đối với nhân sinh, như hai câu thơ mộc mạc, thắm đượm triết lý trong nhân cách sống cao thượng của đạo làm người: Sống đời đức hạnh thanh cao Như hoa sen trắng đẹp màu yêu thương! Hoa sen trắng bình dị, thanh cao, thuần khiết và mang trong đó phong thái tôn nghiêm và tươi thắm. Nhìn hoa sen trắng lay động trong nắng mai, màu trắng của hoa mang đến cho người sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng với dáng vẻ khoan thai, bình yên. Vào những mùa trăng, ánh sáng lung linh của ánh trăng vàng đã tô điểm cho cánh hoa sen trắng sáng ngời một vẻ đẹp giải thoát đầy an lạc giữa muôn vì sao lấp lánh trên bầu trời xa thẳm. Mỗi khi nhìn hoa sen trắng, chúng ta như cảm nhận được cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp trong cuộc sống thiêng liêng cao quý của trái tim hồng biết quan tâm

Triển lãm tranh sơn mài của 38 họa sĩ

Hình ảnh
Đây là cuộc triển lãm đầu tiên của nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam tại Việt Nam. Những tác phẩm trưng bày được làm từ sơn ta thuần khiết. 38 bức  tranh sơn mài  của 38 tác giả trong nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam thể hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nhiều đồng nghiệp trong giới họa sĩ và người yêu tranh đã có mặt để thưởng lãm 38 bức tranh sơn mài làm từ chất liệu sơn ta Tác phẩm Cổng Cũ của tác giả Nguyễn Hải Nam Tĩnh vật Hoa mẫu đơn của tác giả Nguyễn Thị Quế Chân dung - tác giả Trần Đình Bình Góc bếp, tác giả Trịnh Thanh Tùng Dưới bóng cây sấu, tác giả Hà Anh Tuấn Mùa xuân trên vùng cao, tác giả Phan Quang Tuấn Họa sĩ Lý Trực Sơn chia sẻ: "Tuy tuổi đời, tuổi nghề, phong cách và quan điểm nghệ thuật khác nhau, nhưng tất cả đều yêu chất liệu đầy mê hoặc này với tinh thần kế thừa, phát huy, tìm tòi sáng tạo nhằm góp thêm tiếng nói khẳng định những giá trị độc đáo của  tranh sơn mài  Việt Nam".

Sơn mài là gì ? Tìm hiểu về thuật ngữ sơn mài

Hình ảnh
Tuy nhiên, từ dùng để gọi  sơn mài  (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và  tranh sơn mài  Việt Nam.Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó.Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao.Muốn nhìn th