Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2016

Chính thức khởi động hành trình đưa sơn mài thành di sản thế giới

Hình ảnh
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc Việt Nam tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề Sơn mài truyền thống đệ trình UNESCO xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tham gia, hợp tác với Hàn Quốc và các nước có di sản văn hóa phi vật thể Nghề Sơn mài truyền thống xây dựng hồ sơ đa quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO để được xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sơn mài Việt Nam giống với sơn mài các nước ở tính trang trí, tính ứng dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của con người.  Họa sĩ Phan Cẩm Thượng vẽ tranh sơn mài. Ảnh Nguyễn Anh Tuấn Từ nửa đầu thế kỷ XX, sơn mài truyền thống Việt Nam còn có thêm một giá trị mới. Đó là đưa chất liệu sơn ta cổ truyền thành chất liệu của hội họa bằng sự ra đời của tranh sơn mài trên nền tảng kỹ

Dòng sơn mài không ngừng chảy

Hình ảnh
SKĐS - Mới đây Bộ VH-TT&DL đã trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ “Nghề sơn mài truyền thống Việt Nam” để hợp tác với Hàn Quốc và một số nước xây dựng hồ sơ đa quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhìn từ quá khứ đến hiện tại, chúng ta có đủ niềm tin nghề sơn mài truyền thống nước nhà trong tương lai sẽ có cơ hội ghi danh bảng vàng UNESCO. Độc đáo, lâu đời Thật ra, Việt Nam không hề “độc quyền” về nghề sơn mài mà các nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng có ngành nghề này. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật, những sản phẩm sơn mài của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... trên các đồ dùng hoặc vật dụng trang trí mỹ nghệ hoàn toàn khác với tranh sơn mài của Việt Nam. Sự khác biệt đó nằm ở kỹ thuật sơn mài cũng như các vật liệu được sử dụng của nghệ thuật sơn mài nước ta so với các quốc gia khác. Người thợ thủ công làng Hạ Thái chăm chú vẽ họa tiết cho sản phẩm. Để sáng

Gìn giữ tranh sơn mài

Hình ảnh
ANTĐ - Bộ VH-TT&DL Việt Nam sẽ cùng các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc lập hồ sơ đa quốc gia trình UNESCO công nhận nghề sơn mài truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là tin vui với các nghệ sỹ sơn mài Việt nhưng kèm theo đó là sự lo lắng trước thực trạng mai một của dòng tranh đặc sản Việt Nam.  Bí ẩn nằm ở đáy vóc Trước đây, sơn mài Việt đã xuất hiện ở đình, chùa với sơn son thếp vàng nhưng mới dừng lại ở chạm trổ mỹ nghệ. Sơn mài chỉ thực sự trở thành dòng tranh đặc sản của Việt Nam khi người Pháp thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Từ chất liệu sơn ta, các họa sỹ đã mày mò thể nghiệm để đưa thêm các vật liệu như vỏ trứng, cật tre, ốc… vào tác phẩm. Qua mỗi giai đoạn, thời kỳ, sơn mài Việt Nam đều có những đóng góp đặc sắc đối với sự phát triển của nền mỹ thuật nước nhà. Bảng màu tưởng như trầm lắng của sơn mài chỉ với màu nâu, màu đen đã được các họa sỹ mở rộng, không gian của sơn mài trên nền vóc đen đ

Tìm hiểu tranh sơn mài Việt Nam

Hình ảnh
Trong dòng chảy nghệ thuật tạo hình hiện đại đương đại Việt Nam, sơn mài là một trong những chất liệu truyền thống đã được khẳng định, hiện đang được rất nhiều thế hệ các họa sĩ say mê nghiên cứu bằng các nhãn quan nghệ thuật tạo hình đa dạng với mục đích định hình dấu ấn cá nhân và thể nghiệm những quan niệm mới của mình về nghệ thuật. Nhìn lại quá khứ lịch sử, những thành tựu về  nghệ thuật   sơn mài  của Việt Nam trong thế kỷ XX đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Những người yêu  nghệ thuật Việt Nam  luôn tự hào vì đã có những họa sĩ tài danh đưa  sơn mài  từ một chất liệu thủ công truyền thống trở thành một chất liệu hội họa. Các tác phẩm mỹ thuật hiện đại Việt Nam như: Ngựa Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm; Bình phong của Nguyễn Gia Trí; Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng và rất nhiều tác giả tác phẩm khác đã tạo dựng nên hình hài một  sơn mài  Việt nam  trong nền nghệ thuật hiện đại của thế giới thế kỷ XX.   Tranh sơn mài của Bùi Hữu Hùng Ngày nay, 

Làm mới sơn mài từ vỏ cây, tre trúc

Hình ảnh
Dù có những lúc thăng trầm nhưng ông Bùi Văn Thanh vẫn giữ được lòng say mê với nghề. Ông đã đưa sản phẩm sơn mài sang những thị trường đòi hỏi cao như Pháp, Ý, Mỹ... Tại triển lãm đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Bình Dương lần I tổ chức mới đây, gian hàng của cơ sở sản xuất sơn mài Thanh Long thu hút đông đảo khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm. Những sản phẩm tại đây không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn độc đáo ở chỗ đã đưa chất liệu tre, gáo dừa, vỏ cây... vào tác phẩm sơn mài. Người khởi xướng dòng sơn mài nghệ thuật này chính là ông Bùi Văn Thanh, chủ cơ sở Thanh Long (xã Tân An, Thủ Dầu Một- Bình Dương). Ông Bùi Văn Thanh với tác phẩm của mình Khó khăn cũng không bỏ nghề Nghệ nhân Bùi Văn Thanh sinh ra và lớn lên tại xã Tân An, một trong những nơi có làng nghề sơn mài truyền thống. 11 tuổi, ông đã quen với các công đoạn làm sơn mài như khảm, mài, đánh bóng... Lớn lên, ông rời quê lên TPHCM mở tổ hợp sơn mài Thanh Liêm với hơn 150 lao động, chủ yế

Tranh Sơn Mài nét đẹp tâm hồn người Việt.

Hình ảnh
Tranh Sơn Mài nét đẹp tâm hồn người việt. Gọi là Tranh Sơn Mài vì nhất định phải “mài” ra mới thấy hiệu quả. Tranh sơn mài Việt Nam khác với các Tranh của Trung Quốc ở điểm này, mang tính độc đáo, tính dân tộc của Việt Nam. Càng không giống cách vẽ Sơn dầu ở các nước Tây Âu khác. Tranh Sơn Mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính; cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai … vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre … và đặc biệt đưa kỹ thuật “mài” vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức Tranh Sơn Mài thực sự. Thuật ngữ Sơn mài và Tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi “mài” nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà người họa sĩ mong muốn, và sau cùng là đánh bóng tranh Tranh Sơn Mài truyền thống của Việt Nam là một loại hình hội

Bình sơn mài - Bình bụng bầu cổ dài nhỏ

Hình ảnh
Công ty TNHH Mỹ Nghệ Thiên Lộc Nằm trong một làng nghề truyền thống hàng ngàn năm ở mảnh đất Hà Tây, Mỹ Nghệ Thiên Lộc được đánh giá cao bởi những sản phẩm tinh tế cũng như bàn tay khéo léo của những người thợ nơi đây. Đi lên từ một nhà xưởng nhỏ, năm 2008 Mỹ nghệ Thiên Lộc thành lập xưởng sản xuất tại Miền Nam và năm 2010 thành lập công ty TNHH Mỹ Nghệ Thiên Lộc để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường hiện nay. Địa chỉ:Thôn Hạ, Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội Showroom Hà Nội: 176 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội Showroom Sài Gòn: 37/8A ấp Đông Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh Website: sonmaicaocap.com Bình sơn mài - Bình bụng bầu cổ dài nhỏ Mã sản phẩm: Giá:  0 vnđ Bình bụng bầu cổ dài nhỏ Kích thước 34,5 x 45 cm Cốt composite, vẽ nổi các họa tiết