Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2016

Tranh sơn mài Việt Nam hấp dẫn công chúng Đức

Hình ảnh
Nhà triển lãm Fahrbereitschaft thuộc quận Lichtenberg ở Berlin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Đức tổ chức Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam tại Đức.                             Quan khách đến xem tranh tại triển lãm. Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN    Đại diện Hội Đức-Việt cùng đông đảo các họa sĩ, người yêu mến hội họa Đức và Việt Nam đã tới dự. Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu khai mạc triển lãm, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhấn mạnh mục đích của triển lãm là nhằm giới thiệu tới công chúng Đức và bạn bè quốc tế nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, qua đó phát triển quan hệ hợp tác văn hóa - du lịch, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đức.     Ông cho biết, sơn mài là một trong các chất liệu hội họa độc đáo của Việt Nam, đã được nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam tìm tòi, phát triển từ kỹ thuật nghề sơn ta thủ công

Họa Sỹ Ủ Văn An Và Các Tác Phẩm Tại Bảo TàHọa Sỹ Ủ Văn An Và Các Tác Phẩm Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minhng Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

Hình ảnh
Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ 4 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Ủ Văn An. Đây là những tác phẩm ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên miền Bắc bằng sơn mài với màu son đằm thắm.   Vịnh Hạ Long Họa sĩ Ủ Văn An quê ở Gò Đen, Long An là một trong những họa sĩ Nam Bộ đầu tiên thi đỗ và đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông học khóa X của trường (từ 1934 đến 1939) cùng với các họa sĩ Hầu Hinh (Lào), Vương Hữu Dũng, Nguyễn Văn Quế, Nguyễn Văn Yến,  Nguyễn Văn Mậu và điêu khắc gia Phạm Gia Giang. Sinh viên Khóa X được sự hướng dẫn trực tiếp của họa sĩ Imguimberty về chất liệu sơn dầu. Thầy Nam Sơn hướng dẫn về trang trí và cô Alix Aymé hướng dẫn về sơn mài. Ông là một trong những học sinh giỏi và được các thầy cô và bạn bè quý trọng vì khả năng vẽ hình họa cũng như kỹ thuật hội họa. Sau khi ra trường họa sĩ Ủ Văn An trở lại miền Nam vẽ tranh và thiên về chất liệu sơn mài truyền thống. Giai đoạn mà họa sĩ Ủ Văn An học tại trường cũng chính là lúc mà

3 bước cơ bản học vẽ tranh sơn mài

Hình ảnh
Tranh sơn mài là một trong những loại tranh phổ biến riêng có ở Việt Nam, sử dụng chất liệu sơn mài như sơn then, cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son,bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen nhằm biểu đạt những ý nghĩa nghệ thuật. Hiện nay, có rất nhiều lứa tuổi khác nhau học vẽ tranh sơn mài.     Tranh sơn mài  Tranh sơn mài khác với những loại tranh khác bởi vì tranh sơn mài có nhiều điểm ngược đời. Nếu người vẽ muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải được ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Đặc biệt, muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Cách vẽ tranh sơn mài khó, và có tính ngẫu nhiên, nên không ít người học vẽ tranh sơn mài mãi nhưng không thành công.  Hiểu được vấn đề này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 3 bước cơ bản học vẽ tranh sơn mài đẹp và hiệu quả:  1. Bó hom vóc, (bó đồ vật cần sơn)  Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm g

Những bức tranh sơn mài nổi tiếng

Hình ảnh
Bức tranh sơn mài đầu tiên mà Tranh Đẹp Việt Nam muốn giới thiệu tới các bạn đó là bức  DỌC MÙNG  của họa sỹ  Nguyễn Gia Trí . Dọc mùng (tên gọi chính xác là Phong cảnh) là bức tranh sơn mài khổ lớn trình bày theo kiểu bình phong của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Bức tranh thực chất gồm hai mặt, mặt trước là tranh Phong cảnh còn mặt sau là tranh Thiếu nữ trong vườn. Bức tranh được giới chuyên môn cũng như giới sưu tập đánh giá là Bức tranh sơn mài đẹp nhất Việt Nam. Hiện nay, bức tranh được đặt trang trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. (Những bức tranh sơn mài nổi tiếng)         Phong cảnh     Thiếu nữ trong vườn     Tác giả Nguyễn Gia Trí     Thời gian 1939     Chất liệu Sơn mài     Kích thước 160 cm × 400 cm cm     Địa điểm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Miêu tả bức tranh  (Những bức tranh sơn mài nổi tiếng) Bức tranh là một bộ bình phong gồm 8 tấm gỗ ghép lại. Với sơn son, sơn then, vàng, bạc, vỏ trứng và sơn cánh gián họa sĩ đã tạo cho Dọc mùng một vẻ đẹp lộng lẫy, có chiều sâu

Nghệ thuật sơn mài với cuộc sống hiện đại

Cùng với thời gian sự tiếp thu những vốn quí nghề sơn của cha ông để lại, được lớp lớp các nghệ nhân, hoạ sỹ đem đến cho sơn mài không chỉ là những sản phẩm mỹ nghệ, mà còn những khả năng biểu cảm không kém gì các chất liệu khác của hội hoạ và có phần độc đáo hơn, bởi chất liệu sơn ta không chỉ bền chắc mà còn đẹp - một nét đẹp thầm kín nhưng cũng vô cùng lộng lẫy, sâu thẳm nhưng cũng rất rực rỡ và trang trọng. Để tới ngày nay bảng màu sơn mài càng phong phú hơn về phong cách thể hiện, cũng như nhiều chất liệu mới được tìm ra trong quá trình lao động sáng tác nghệ thuật của các nghệ nhân và hoạ sỹ. Cho tới hôm nay, sơn mài Việt Nam nói chung có một vị trí danh dự và trên thực tế nghệ thuật sơn mài không những không bị phôi phai mà vẫn giữ được cốt cách, đặc thù vốn có và từng bước chuyển mình mang được tính thời đại. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, nghệ thuật sơn mài ngày càng phát huy hơn thế mạnh của chất liệu truyền thống, nhưng không bị lạc lõng giữa nhu cầu cuộc sống đương

Hành trình sơn mài Việt: Chỉ sợ chưa bảo tồn đã mất

Hình ảnh
Mai một dần kỹ thuật của nghề Hội họa sơn mài Việt trong những năm 1930 đã từng ghi dấu vào lịch sử hội họa với nhiều tên tuổi lớn như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An… Nghệ thuật sơn mài Việt cũng đã từng có một thời phát triển rực rỡ, tuy nhiên, hiện nay nghệ thuật sơn mài truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một. Khó khăn về kinh tế, thị trường và thị hiếu đã và đang làm sơn mài gặp rất nhiều khó khăn. Cũng nằm trong vòng xoáy khó khăn như vậy, làng nghề sơn mài Duyên Hạ (xã Duyên Thái, Thương Tín, Hà Nội) sự phát triển của làng nghề còn nhiều trăn trở. Nhờ sự giới thiệu của anh Nguyễn Văn Mạnh, cán bộ văn hóa xã, chúng tôi đã tiếp xúc với anh Đinh Quý Mạnh, phó chủ tịch Hội Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái, một trong những người thợ sơn mài có kỹ thuật nhất làng Hạ Thái. Nói về khó khăn của nghề sơn mài, anh Mạnh chia sẻ: “Thời điểm hiện nay, việc sản xuất và phát triển sơn mài chỉ bằng 1/5 so với thời điểm trước đó. Các thị hiếu của nghề và nhu cầu đầu ra cũ

Nghệ thuật thư pháp là một bộ phận thuộc hình thái “văn hóa thư pháp” của người Việt

Hình ảnh
Phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Việt - chuyên viên Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam – nhân cuộc triển lãm thư pháp thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế 8-2000 Bài thơ “Học đánh cờ” của Bác Hồ của nhà thư pháp Lỗ Nguyên (TQ) - Ảnh: vtc.vn           PV: Trong mấy năm trở lại đây, ở nước ta thỉnh thoảng xuất hiện một vài cuộc triển lãm nghệ thuật thư pháp. Vậy nghệ thuật thư pháp là gì, thưa anh?                          Ô. Nguyễn Việt (N. V): Trước hết tôi là nghệ sỹ thích thư pháp chứ không phải “dân” chuyên nghiệp thư pháp.                     Gần đây thấy trên truyền hình đưa nhiều tin hoạt động thư pháp. Theo tôi, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi “thú chơi” cao cấp này, không có văn hóa là không “chơi” nổi đâu. Do đó, nên vận động khuyến khích để trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng.                      PV: Xin anh cho biết nghệ thuật thư pháp có ảnh hưởng như thế nào trong văn hóa người Việt?                          N. V:  Lịch

Nhận diện sơn mài truyền thống việt nam trong bối cảnh giao lưu hội nhập

Hình ảnh
    Từ thực tế sáng tác phong phú, đa dạng của thời kỳ có quá nhiều khúc xạ trong nghệ thuật hiện nay, một điều chúng ta nhận thấy là: Nếu như trước đây, khi tiếp xúc với những sản phẩm sơn mài ứng dụng, người nước ngoài không khỏi khâm phục kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo của quá trình chế tác cũng như sự phong phú, tinh tế trong chi tiết và kiểu dáng của mỗi sản phẩm thì ngày nay, điều đó khó tìm thấy trong phần lớn các sản phẩm; kể cả từ những làng nghề lâu năm hoặc công ty sơn mài nổi tiếng, hay trong lĩnh vực nghệ thuật hội họa. Nếu như trước đây các họa sĩ trẻ trường Mỹ thuật Đông Dương đã học tập và sử dụng kỹ thuật tạo hình, phối cảnh, màu sắc, bố cục của hội họa châu âu nhưng lại khắc họa được nét đặc sắc tâm hồn của phương Đông trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của mình, thì ngày nay, cũng với chất liệu ấy, các họa sĩ trẻ đang khoác cho nó một chiếc áo mới với đủ mọi màu sắc, xu hướng của thời đại. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng nhưng đồng thời cũng là hồi chuông báo

Tranh sơn mài phong cảnh phố cổ

Hình ảnh
Tranh sơn mài phong cảnh phố cổ Tranh sơn màu phố cổ không có gì hào nhoáng nhưng lại khiến nhiều người yêu nghệ thuật đam mê cái vẻ quê mùa và rong rêu của chính khung cảnh. Mỗi người họa sĩ có một cách thể hiện những góc nhìn, những cảm nhận khác nhau về phố cổ , do vậy, phố cổ là đề tài của rất nhiều họa sĩ thể hiện tài năng của chính mình. Để có được những bức tranh sơn mài phố cổ đẹp người họa sĩ phải là người thực sự hiểu về cảnh vật và con người nơi đây – một phong cảnh cổ xưa luôn ẩn chứa nhiều nét đẹp trong cuộc sống hiện đại. ranh sơn mài phố cổ phác họa hình ảnh những khu phố cổ đặc trưng của Hà Nội với đường nét của thời gian bằng chất liệu sơn mài tạo nên những bức tranh trang trí đẹp, tranh sơn mài phố cổ phù hợp để tặng bạn bè, người thân. Tranh sơn mài phố cổ tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Tranh dùng chất liệu sơn ta, vóc của làng nghề. Tranh được làm tỉ mỉ qua các công đoạn nên chất lượng, độ bền cao. Tranh càng treo càng sáng, bóng khô

Sơn mài dấu ấn hội họa Việt

Hình ảnh
  Trải qua hàng trăm năm lịch sử, kỹ thuật vẽ tranh sơn mài tại Việt Nam và một số nước châu Á đã dần khẳng định được chỗ đứng trên bản đồ hội họa thế giới.                      Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (Nguồn: Tạp chí Quê Hương). Vào thời nhà Đinh (930-950), dân ta đã dùng mủ cây sơn để trét thuyền, rồi lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần còn giữ được nhiều cổ vật, nhiều pho tượng gỗ hay đất đều được sơn son thếp vàng... Ngày nay, Huế là nơi những vết tích và tác phẩm sơn mài cổ còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất.  Từ trong kiến trúc tâm linh  Năm 1925, trong một buổi làm việc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, họa sỹ Josehp Inguimberty sửng sốt trước các hoành phi câu đối sơn son thếp vàng lâu đời. Ông đề xuất ngay với thầy Victor Tardieu, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) để đưa sơn ta vào chương trình nghiên cứu và thực tập. Từ đó, chất liệu sơn mài liên tục được s