Màu xưa của sơn mài

sơn mài là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn ta thủ công truyền thống. Những thành tựu về sơn mài của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX đã được thế giới đánh giá rất cao. Sức hấp dẫn của kỹ thuật sơn mài phải kể đến màu nước, cách tạo màu và phương pháp sử dụng những nguyên liệu tự nhiên. Những lớp vẽ chồng lên nhau, càng mài càng bóng mượt, màu sắc ẩn hiện lấp lánh, quyến rũ… có lẽ thế nên dù rất kỳ công, nhiều họa sĩ ở Huế vẫn đam mê và theo đuổi tranh sơn mài.
Son mai cao cap - sac viet
  Tác phẩm “Nụ hôn” – Đặng Mậu Tựu
Góp mặt vào các hoạt động của Festival Nghề “Tinh hoa nghề Việt”, vẻ đẹp đậm hồn Việt của phòng tranh sơn mài đã thu hút công chúng yêu nghệ thuật. Những cảm xúc về thiên nhiên, con người, tình yêu cuộc sống, như: Mưu sinh, Sau cơn lũ, Miền tâm thức, Cuối mùa, Nụ hôn, Thành cổ… được các họa sĩ thể hiện rất tinh tế. Kỹ thuật, vẻ đẹp của sơn mài truyền thống và sự công phu trong quá trình làm tranh tạo độ sâu cho tác phẩm.
Nhiều tác phẩm được “mài phẳng” đến trong veo, trông lung linh, huyền ảo gây ấn tượng mạnh với người xem. Những gam màu nóng: trắng, đen, đỏ – vốn là màu chủ đạo của nghệ thuật sơn mài – chồng lớp lên nhau như ẩn, như hiện. Rồi màu trắng của vỏ trứng, màu đỏ son, màu đen của sơn then, óng ánh của vàng, bạc đem lại cho người xem cảm giác mạnh mẽ và ấm áp. Gam màu như mật ong trong “Nụ hôn” (Đặng Mậu Tựu) thể hiện sự ngọt ngào của tình yêu là một thể nghiệm mới của tác giả. Công phu trong kỹ thuật mài, tác phẩm của ông trong trẻo, sâu hun hút. Hình ảnh đôi trai gái bên nhau được thể hiện cách điệu trong đường nét trông giống như nét chữ Nôm. Ngoài ra, sự đối lập giữa những sắc màu trắng – đen, đen – đỏ lại tạo ra sự hài hòa cho tác phẩm…
Sức hấp dẫn của sơn mài khiến bao năm nay, họa sĩ Nguyễn Đình Dàng chỉ chuyên tâm theo đuổi dòng tranh này. Định hình phong cách của mình với chủ đề dân tộc và bản sắc văn hóa, các tác phẩm của anh không chỉ gây ấn tượng với màu sắc tinh tế, bố cục hài hòa mà còn thấm đẫm “chất đời” và cái hồn của văn hóa, con người Việt Nam.
Son mai cao cap - sac viet
  Tác phẩm “Miền tâm thức” – Trương Bé
Lần này cũng vậy, tác phẩm “Thành cổ” của Dàng là một trong những tác phẩm đẹp. Không rắc rối, cầu kỳ, tranh anh là những nét vẽ rõ ràng, thu hút trong không gian sống động. Những viên đá rêu phong, cách phối màu cổ kính gợi cho người xem về hoài niệm và ký ức.
Son mai cao cap - sac viet
  Tác phẩm “Thành cổ” – Nguyễn Đình Dàng
“Miền tâm thức” của ông cũng thể hiện chủ đề mang tính trừu tượng có tư tưởng khái quát. Đó là miền sâu thẳm của tâm hồn con người nhìn về thế giới, về cuộc đời và sự vật. Với tông màu nóng, những đường nét, hình khối hiện lên trong tranh ông thể hiện sự thăng hoa của nghệ thuật. Những mảng màu vàng son, những đường nét chằng chịt cuồn cuộn chồng chéo, đè nén lên nhau, lúc hối hả rối rít, khi buông lơi mất hút trong không gian bất tận… Vì thế, “Miền tâm thức” dù khó hiểu nhưng vẫn thu hút.
Nhận xét về phòng tranh, họa sĩ Đặng Mậu Tựu tâm đắc: “Sơn mài truyền thống đòi hỏi người nghệ sĩ phải giỏi về nghề, nắm bắt và làm chủ được chất liệu. “Màu xưa” tuy chỉ có 20 tác giả nhưng các tác phẩm đã thể hiện sự tìm tòi, mới lạ trong chất liệu cũng như cách tạo hình. Điều đó càng minh chứng thêm sự ưu việt của nghề sơn mài truyền thống”.
Cũng hoài niệm về văn hóa truyền thống, 2 tác phẩm “Dấu ấn thời gian” I và II của Võ Xuân Huy đưa người xem lạc vào miền ký ức với vẻ đẹp của kinh đô xưa qua hình ảnh hoa sen, những hoa văn, ấn triện triều Nguyễn… Dường như trong ấy, anh bộc lộ niềm yêu thương, nhớ nhung và day dứt. “Những giá trị này đã đóng dấu vào thời gian và không dễ gì xóa nhòa. Tuy nhiên, đó còn là sự gợi nhắc của tôi về truyền thống đang bị mai một. Qua thời gian, những giá trị ngàn năm đang bị thử thách trong đời sống hiện đại”, họa sĩ Xuân Huy chia sẻ.
Phòng tranh còn có sự tham gia của họa sĩ Trương Bé, một trong những bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn mài. Ông là người kiên trì đi sâu nghiên cứu, khám phá sự biểu cảm của chất liệu sơn mài và có nhiều đóng góp khi đưa kỷ pháp hiện thực đến trừu tượng, lối vẽ hiện đại vào tranh sơn mài truyền thống. Luôn tìm thấy trong chất liệu truyền thống quý giá này những sắc âm ngôn ngữ biểu đạt chưa được khám phá hết, ông là họa sĩ đầu tiên ở Huế tiên phong vẽ tranh sơn mài theo trường phái trừu tượng.
Chúng tôi chuyên cung cấp các loại Sơn mài cao cấptranh sơn màisơn mài đảm bảo chất lượng cũng như uy tín đối với mọi khách hàng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí

Những bức tranh sơn mài nổi tiếng

Tranh sơn mài hoa sen trắng