Họa sỹ Đoàn Văn Nguyên: Tranh tôi giá cao nhưng cho chưa chắc đắt

Con trai của cố thi sĩ tài danh ấy tuy không nối nghiệp cha nhưng Đoàn Văn Nguyên lại có niềm đam mê làm thơ bằng họa. Anh là một trong những họa sỹ sở hữu gia tài tranh sơn mài truyền thống giàu có bậc nhất hiện nay.
Thơ Đoàn Văn Cừ không gai góc nên nếu lần đầu tiếp xúc với Đoàn Văn Nguyên không ít người sẽ nghi ngờ âm thầm: Liệu đây có phải con trai của tác giả “Chợ tết” hay là… nhận vơ? Họa sỹ nổi tiếng với những phát ngôn táo tợn, có người cho là cực đoan, có kẻ phũ hơn thì kêu “điên, gàn”.
“Tranh tôi giá cao nhưng cho chưa chắc đắt!” ảnh 1
Tranh của: Nguyễn Xuân Hoàng
Gàn gàn, dở dở nhưng khá lôi cuốn. Anh nói chuyện về nghệ thuật, về hội họa say sưa, diễn tả bằng tay, biểu cảm bằng cả cơ mặt nâng lên hạ xuống, khiến người muốn chụp chân dung anh loay hoay mãi mới chớp được một tấm hình Đoàn Văn Nguyên không ở trạng thái nhăn nhó. 
Trông người lòng khòng, lèo khèo nhưng tranh sơn mài của họa sỹ tấm nào cũng hoành tráng.
Lý giải điều này, anh đùa: “Thì cũng giống như nhà văn viết tiểu thuyết thôi. Tôi nghiêng theo hướng đồ sộ”. Riêng tôi nghĩ, với tính cách say mê, thẳng thắn cỡ Đoàn Văn Nguyên phải những bức tranh khổ lớn mới thoả mãn dòng cảm xúc cuồn cuộn trong sáng tác của anh. Trên tường phòng khách nhà anh có treo bức “Những người thợ săn” dài 2,5 m, rộng 1,6m. 
“Tranh tôi giá cao nhưng cho chưa chắc đắt!” ảnh 2
Ảnh: Hồng Diệu
   Đoàn Văn Nguyên nổi tiếng với những phát ngôn táo tợn, có người cho là cực đoan, có kẻ phũ hơn thì kêu “ điên, gàn”. Gàn gàn dở dở nhưng khá lôi cuốn
  Đoán chắc đây là bức tranh “cồng kềnh” nhất nhưng anh lắc đầu: “Bức “Chọi trâu” đang treo ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia mới là to nhất, cao 2,4m, dài 7m”.
Có họa sỹ vẽ con giống từng tiết lộ, có khi một tiếng đã hoàn thành một tác phẩm. Đoàn Văn Nguyên trầy trật hơn nhiều trong thai nghén đứa con tinh thần, như bức “Chọi trâu” anh sáng tác trong hai năm, có sự hỗ trợ từ năm học trò đã tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Yết Kiêu. Khác với nhà văn, nhà thơ thường sáng tác vào ban đêm, Đoàn Văn Nguyên sáng tác như kiểu người nông dân cày ruộng: “Ngày vẽ, đêm nghỉ”.
Sinh thời thi sĩ Đoàn Văn Cừ rất mê hội họa, thơ ông giàu tính hội họa: “Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh/Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”... Ông là một trong những thi sĩ thông tỏ nhiều ngoại ngữ, sử dụng tốt cả tiếng Anh, tiếng Pháp. 14 tuổi Đoàn Văn Cừ đã gửi con từ Nam Định về Hà Nội học họa, với một khao khát con trai sẽ theo gương Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm…
Tác giả “Chợ tết” còn dạy con trai: “Là ai, rồi cũng hy sinh cả. Vấn đề là để lại cái gì cho đời”. Đoàn Văn Cừ để lại cho hậu thế sự nghiệp văn chương ghi dấu. Đoàn Văn Nguyên muốn để lại cho con cháu mai sau những bức họa. Và anh chọn hình thức biểu hiện của tác phẩm là sơn mài, bởi: “Chỉ có những bức tranh sơn mài mới tồn tại vĩnh viễn, thách thức thời gian, tranh càng xưa càng lóng lánh”.
Kẻ cắp cũng chẳng… thèm tranh sơn mài
Tranh sơn mài càng ngày càng ít lôi cuốn giới họa sỹ. Cũng dễ hiểu, giữa thời “cơm áo gạo tiền”, thị trường tranh co ro ai dại gì chạy theo một thứ đầu tư tốn kém như sơn mài. Tranh sơn mài của Đoàn Văn Nguyên đi theo hướng truyền thống, chất liệu thật trăm phần trăm.  Để tôn trọng truyền thống bắt buộc họa sỹ phải vẽ bằng vàng, bằng bạc, các loại son…
 Làm một tấm vóc cũng đủ công phu, trải qua hom, bó, mài, thí… 15, 16 giai đoạn mới biến miếng gỗ dán trở nên đanh, bóng, bền như mặt đá. Muốn “ăn xổi” cũng không được, khi đã quyết quăng mình cho sơn mài. Và tốn kém cũng là chuyện đương nhiên.
 Đoàn Văn Nguyên lấy gì để nuôi sơn mài? “Tôi bán tranh lụa cho Tây để nuôi sơn mài”, anh đáp. Họa sỹ sở hữu hàng trăm bức tranh lụa và bán dần từ những năm 80, phần để nuôi con, phần đút vào túi dành mua vàng, bạc… vẽ sơn mài. Nghe nói trên thị trường tranh Việt Nam hiện nay, vẫn có những bức của tác giả đương thời chào giá trên dưới trăm ngàn “đô” nhưng qua môi giới, người sáng tác không còn nhận được bao nhiêu.
 Nhưng càng hãi hơn khi hỏi đến giá tranh sơn mài được “chính chủ” Đoàn Văn Nguyên bật mí: “Giá tranh của tôi cao lắm”. Bức khổ nhỏ người ta trả 10 ngàn “đô”, không chịu bán, cứ “đòi” 25 ngàn, mới chịu. Thậm chí bức “Người thợ săn”, Đoàn Văn Nguyên còn hét tới 300 ngàn “đô”, bức “Chợ quê” (hay “quán chợ”) cũng hét từ 80 ngàn đến 100 ngàn “đô”.
 Nghe nói cũng có đại gia dòm ngó nhưng tầm cỡ đại gia cũng còn ngần ngừ, e ngại chưa muốn mở hầu bao. Vài trăm ngàn đô la để mua một chiếc xe hơi sang loè thiên hạ thì được nhưng để “rinh” bức sơn mài về, còn phải nghĩ. Đến như kẻ trộm từng gõ cửa nhà Đoàn Văn Nguyên, tranh treo ngập nhà, trộm chẳng thèm lấy, lại chỉ lấy ti vi, xe máy…
 Họa sỹ cười khà khà: “Bán đắt thế thôi nhưng cho chưa chắc có người lấy”. Đến tên trộm vốn ranh ma, cũng còn chẳng cắp tranh, thì gia tài khoảng 60 bức sơn mài của Đoàn Văn Nguyên đâu cần thiết thuê vệ sĩ canh gác. Hỏi: “Sao anh hét giá cao thế? Ai mua?”, con trai Đoàn Văn Cừ “ngoặc” lại: “Ai nói với cô tranh tôi đắt. Tranh sơn mài vô cùng quí hiếm.
 Tô Ngọc Vân chẳng từng nói: Sơn mài mở ra sự giải thoát thế bí về sơn dầu đấy thôi. Ông Picasso tài năng lẫy lừng còn phải trộn cát vào sơn dầu để vẽ. Sơn mài có thừa khả năng để thoả mãn xúc cảm cũng như sự linh hoạt của hội họa”.
 Chưa chịu ngừng lại, Đoàn Văn Nguyên tiếp tục đáp trả: “Tôi nói cô nghe, ở Trung Quốc, tranh sơn mài của học trò vẽ còn bán cả trăm ngàn đô. Tôi, giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật đàng hoàng, chẳng lẽ lại thua mấy anh học trò trường mỹ thuật Trung Quốc à?”.
 Người đời đã đúc kết: Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng không thể không ngậm ngùi trước lí luận của Đoàn Văn Nguyên - một cái tên không xa lạ trong giới hội họa Việt Nam, từng tham gia chấm giải mỹ thuật toàn quốc, giải mỹ thuật Asean, thậm chí từng tham gia bỏ phiếu cho giải thưởng Hồ Chí Minh.
 Chính anh là người đã hùng hồn bảo vệ Nguyễn Gia Trí, đưa danh họa lên giải thưởng Hồ Chí Minh: “Chẳng lẽ Nguyễn Gia Trí cũng giải thưởng Nhà nước như tôi à? Tầm bậy”.
 Không chịu hạ giá tranh nên chục năm may ra Đoàn Văn Nguyên mới bán được một bức khổ nhỏ, còn không may thì… chẳng ai hỏi. Anh không ngại nhìn vào sự thật: “Tranh của tôi ế. Nhưng tôi cứ đòi giá cao, không ai mua, tranh lại còn, tôi để lại cho con cháu tôi”. Anh mơ màng: Rồi sẽ có ngày, đất nước mình giàu có, đời sống tinh thần nâng lên, nhất định tranh sơn mài sẽ được quan tâm xứng đáng.
 “Lúc đó gia đình Đoàn Văn Nguyên sẽ lên hàng “đại gia” nhờ… bán tranh sơn mài?”. Anh lắc đầu: “Tôi không nghĩ quá nhiều đến tiền, tiền bao nhiêu cũng tiêu hết. Văn hoá mới là vô giá”.
 Họa sỹ hỏi tôi: “Cô có biết Nguyễn Sáng nói câu gì rất hay không? Ông ấy từng nói: Nếu không vì nghệ thuật, anh trải tiền đầy đường, tôi cũng dẫm lên mà đi. Nhưng nếu vì nghệ thuật, tôi sẵn sàng nhặt từng đồng xu để sống”. Đoàn Văn Nguyên đang sống một đời sống bình dị, bằng khoản lương hưu sau nhiều năm giảng dạy ở Trường ĐH Mỹ thuật Yết Kiêu, khoảng sáu triệu đồng một tháng.
 Nude sơn mài
 Sáng tác nhiều đề tài bằng sơn mài: Buôn làng Alêbê, quán chợ, Người thợ săn, Chọi trâu… Và cũng như nhiều nam họa sỹ khác, ông cũng không bỏ qua đề tài nude. Đoàn Văn Nguyên không mải mê chị em đến như điêu khắc gia Lê Công Thành chăm chăm nặn “của quí” đàn bà nhưng lượng tranh sơn mài về phái đẹp trong tình trạng “Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên” khá nhiều.
 Đây là thời điểm sáng tạo dồi dào của họa sỹ, chắc bởi anh có nhiều thời gian hơn, vốn sống dồi dào hơn. Không chịu thua lớp trẻ, anh cũng miệt mài với trường phái trừu tượng. Tuy thế, vẽ đàn bà nude, Đoàn Văn Nguyên quyết không… trừu tượng. Ngắm tranh nude của anh, không khỏi thích thú với vẻ đẹp đàn bà viên mãn và lộng lẫy.
 Chất liệu quí hiếm của tranh sơn mài đã tôn vinh phụ nữ không ngờ. Tiêu chí của Đoàn Văn Nguyên về đàn bà đẹp không khác mấy so với hội họa Phục Hưng: “Đầu bé, vú to, hông nở”. Tiêu chí này cũng mang tính truyền thống vững bền như chính dòng tranh sơn mài anh đang dấn thân.
 “Đoàn Văn Nguyên nổi tiếng với những phát ngôn táo tợn, có người cho là cực đoan, có kẻ phũ hơn thì kêu “điên, gàn”. Gàn gàn, dở dở nhưng khá lôi cuốn”.
   Dùng tranh minh họa thơ cha
   Đoàn Văn Nguyên thuộc tất cả thơ Đoàn Văn Cừ. Anh đã tranh luận với biên tập viên nhà xuất bản khi làm toàn tập cho cha. Theo anh, “Trên đường cái dưới giàn đa xanh mát/ Một bà già đặt chõng bán chè xôi” mới chính xác, dùng “tán đa” là không chuẩn và bình thường hoá thơ Đoàn Văn Cừ. Khi còn sống, nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã để lại di chúc, đút trong kho sách, không ai biết. Đến khi ông mất, các con mới tìm thấy.
   Ông dặn: “Gia tài văn chương của cậu để lại phong phú, đa dạng. Khi làm toàn tập, từng bước, cẩn thận, không vội vàng, bình tĩnh mà nhàn”. Đoàn Văn Nguyên đã dùng tranh của mình để minh họa cho cuốn sách “Toàn tập Đoàn Văn Cừ”. Sinh thời thi sĩ thành Nam từng dặn con trai: “Dùng tranh minh họa chứ không dùng ảnh minh họa tác phẩm của cha”.
   Có người thắc mắc: “Tại sao Đoàn Văn Nguyên không sáng tác tranh dựa trên những bài thơ đẫm hơi xuân và phong vị tết của cha?”. Họa sỹ có lí riêng: “Tác phẩm “Quán chợ” của tôi cũng lấy cảm hứng từ “lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ” nhưng quan điểm của Đoàn Văn Nguyên vẫn là, những gì đã thành công trong văn chương thì hội họa chớ động vào và ngược lại.
   Thí dụ: “Con gà trống mào thâm như cục tiết/Một người mua cầm cẳng dốc lên xem” vào hội họa thì hỏng. Tôi mà chạy theo “Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ”, “Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ” là thất bại luôn đấy”.
 Chúng tôi chuyên cung cấp các loại Sơn mài cao cấptranh sơn màisơn mài đảm bảo chất lượng cũng như uy tín đối với mọi khách hàng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí

Chính thức khởi động hành trình đưa sơn mài thành di sản thế giới

Những bức tranh sơn mài nổi tiếng